Thị trường thực phẩm trẻ em: Tăng trưởng mạnh mẽ

LÊ VÂN| 06/09/2015 02:23

Đô thị hóa nhanh, sự phát triển của tầng lớp trung lưu và tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động tăng đã kích thích sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm hàng dành cho trẻ em.

Thị trường thực phẩm trẻ em: Tăng trưởng mạnh mẽ

Đô thị hóa nhanh, sự phát triển của tầng lớp trung lưu và tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động tăng đã kích thích sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm hàng dành cho trẻ em.

Đọc E-paper

Nhu cầu cao

Theo ước tính của Nielsen, thực phẩm cho trẻ em trên toàn cầu sẽ đạt gần 35 tỷ USD trong năm 2015 và tã giấy được dự báo vượt 27 tỷ USD.

Tại Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng cho 2 mặt hàng này đang trên đà tăng mạnh vì có hơn một trong 10 hộ gia đình (12%) có trẻ em dưới một tuổi, là mức cao nhất trong khu vực và gấp hai lần mức trung bình toàn cầu (5%); tỷ lệ hộ gia đình có trẻ từ 1 - 2 tuổi chiếm 19%, cao hơn nhiều so với mức bình quân toàn cầu là 9%.

Trưởng bộ phận Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng của Nielsen Khu vực Đông Nam Á, Bắc Á và Thái Bình Dương - Connie Cheng - cho rằng, sự phát triển của tầng lớp trung lưu, đô thị hóa và sự gia tăng số lượng phụ nữ trong lực lượng lao động là yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng các sản phẩm tiện lợi như sữa bột, thực phẩm chế biến sẵn và tã giấy.

"Các bậc phụ huynh rất "sành điệu" trong việc lựa chọn sản phẩm cho con, từ thực phẩm cho đến tã giấy. Họ rất ít khi thỏa hiệp cho những điều không vừa lòng với sản phẩm, và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho chất lượng", Connie Cheng nhận xét.

Nguồn cầu lớn nhưng sự cạnh tranh trong thị trường này cũng rất khốc liệt. Đã có nhiều thương hiệu chọn việc cạnh tranh về giá để gây sự chú ý đến khách hàng.

Theo Connie Cheng, việc đạt được lợi thế cạnh tranh trong một không gian thống trị bởi một số ít các thương hiệu lớn sẽ bắt nguồn từ sự hiểu biết sâu sắc về những gì đang ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm.

Một nửa số người được hỏi ở Việt Nam cho rằng thành phần dinh dưỡng tốt là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định mua thực phẩm cho con.

Giá trị sản phẩm và thương hiệu đáng tin cậy là hai yếu tố quan trọng tiếp theo đối với hơn một phần ba của người tiêu dùng (38%) trong khi các yếu tố về thành phần an toàn cho sức khỏe và mùi vị sản phẩm chiếm tỷ lệ 36% và 32%.

Các loại thực phẩm hữu cơ và hoàn toàn tự nhiên cũng là một cân nhắc được 27% người tiêu dùng Việt Nam chọn mua cho trẻ.

Trong khi đó, với tả giấy, hơn một nửa số người tiêu dùng tại Việt Nam (53%) xác định tính bảo vệ da (tốt cho da nhạy cảm) là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.

Khoảng một phần ba (33%) người tiêu dùng xác định mua sản phẩm khô ráo qua đêm, tiếp theo là sự thoải mái để mặc (chiếm 27%) và thương hiệu đáng tin cậy (26%).

Công nghệ tác động sức mua

Thời đại công nghệ số nên hình thức mua hàng cũng có nhiều thay đổi. Với thực phẩm thì những chia sẻ từ bạn bè và quảng cáo trên truyền hình là nguồn thông tin cho các bậc cha mẹ trong việc tìm mua cho con lần đầu tiên.

Lời khuyên từ gia đình và bạn bè có ảnh hưởng tới gần 3 trong 5 người tiêu dùng Việt Nam (56%) khi đưa ra quyết định mua thực phẩm cho trẻ.

Các yếu tố quảng cáo và chia sẻ từ các chuyên gia sức khỏe trẻ em tác động lên người mua với tỷ lệ lần lượt là 50% và 47%.

Trong khi đó, ảnh hưởng từ các trang web làm cha mẹ tác động đến 41% người tiêu dùng, các tạp chí nuôi dạy con tác động đến 39% khách hàng và các phương tiện xã hội tác động đến 33% người mua trong việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ.

Với các loại tã, gần một nửa số người tiêu dùng Việt Nam (49%) cho rằng lời khuyên từ gia đình và bạn bè có ảnh hưởng rõ nhất đến quyết định mua hàng của họ.

Tiếp theo là khuyến cáo từ các chuyên gia sức khỏe trẻ em (32%) và quảng cáo truyền hình (29%). Hiện tại, việc mua hàng của các bậc phụ huynh chủ yếu tại các cửa hàng bán sản phẩm chăm sóc trẻ em.

Tuy nhiên, các kênh bán hàng trực tuyến đang trên đà phát triển tác động đến 28% người mua thức ăn trẻ em, 27% người mua tã và 24% người mua sản phẩm làm đẹp và xe đẩy em bé. Xu hướng này đang ngày càng phát triển vì có thể cạnh tranh về giá và sự tiện lợi do nguồn vốn đầu tư giảm.

"Mua sản phẩm chăm sóc trẻ em trực tuyến là một đề nghị hấp dẫn cho các bậc cha mẹ bận rộn. Mua sắm trực tuyến đang tăng thời gian phục vụ nên càng lôi cuốn phụ huynh", Connie Cheng nhận xét.

>Giá sữa cho trẻ em đã giảm từ 0,1 đến 34%

>Bộ Tài chính đề nghị giảm giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi

>Những hóa chất rất nguy hiểm cho não trẻ em

>Dị ứng thực phẩm: Bệnh thường gặp ở trẻ em

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thị trường thực phẩm trẻ em: Tăng trưởng mạnh mẽ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO