Mỹ quyết ngăn cản thương vụ 39 tỷ USD của AT&T

01/09/2011 04:44

Chính phủ Mỹ đang ngăn chặn vụ sáp nhập trị giá 39 tỷ USD giữa gã khổng lồ truyền thông AT&T với đối thủ T-Mobile bởi lo ngại ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng.

Mỹ quyết ngăn cản thương vụ 39 tỷ USD của AT&T

Chính phủ Mỹ đang ngăn chặn vụ sáp nhập trị giá 39 tỷ USD giữa gã khổng lồ truyền thông AT&T với đối thủ T-Mobile bởi lo ngại ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng.

AT&T đang gặp khó khăn trong chuyện mua lại T-Mobile. Ảnh: engadget.com

AT&T đồng ý mua lại T-Mobile từ tay Deutsche Telekom hồi tháng 3/2011 nhằm sát nhập thành mạng không dây lớn nhất nước Mỹ. Tuy nhiên Bộ Tư pháp nước này nhận định thương vụ sẽ đẩy giá dịch vụ cao hơn và lựa chọn của người tiêu dùng cũng khó khăn hơn trước, vậy nên họ quyết định thành lập một hội đồng để ngăn chặn chuyện xảy ra.

AT&T cho biết sẽ có biện pháp chống lại động thái của Chính phủ và “sẽ có một cuộc tranh cãi lớn về vấn đề này tại tòa án”. Trong khi đó, cả T-Mobile lẫn công ty mẹ là Deutsche Telekom vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào. Thị phần di động của AT&T có thể tăng thêm tới 43% nếu thương vụ mua lại và sát nhập thành hiện thực. Tuy nhiên, họ vẫn còn phải chờ Bộ Tư Pháp và Ủy ban Truyền thông liên bang thông qua.

Luật sư James Cole nói: "Sự kết hợp của AT&T và T-Mobile sẽ khiến hàng chục triệu khách hàng trên toàn nước Mỹ phải trả cước phí cao hơn, ít lựa chọn hơn và chất lượng dịch vụ di động không dây cũng thấp hơn trước. Khách hàng cả nước, bao gồm khu vực ngoại thị và người có thu nhập thấp đang hưởng lợi từ sự cạnh tranh của 4 nhà mạng trong nước. Chuyện ra tòa lần này nhằm mục đích đảm bảo tất cả mọi người vẫn tiếp tục được lợi từ cuộc chiến giữa các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động không dây tại Mỹ.

4 hãng viễn thông lớn nhất tại Mỹ trong đó có AT&T và T-Mobile đang cung cấp 90% dịch vụ di động ở đây. Trong đó T-Mobile là hãng tiên phong trong việc hạ giá thành dịch vụ.

Nếu thương vụ này bất thành, AT&T sẽ phải trả cho T-Mobile khoản tiền lên tới vài tỷ USD.

Jan Dawson, chuyên viên tại công ty phân tích viễn trong Ovum, nói: "Những chuyện không chắc chắn đã khiến AT&T gặp vài quyết định khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư mạng. Chuyện này diễn ra đúng khoảng thời gian AT&T cần thúc đẩy mạng 4G của mình để bắt kịp với Verizon, Sprint và các mạng khác, vốn đã đi trước khá xa”.

Theo AT&T, chuyện mua lại T-Mobile sẽ tạo ra những bước phát triển mới trong dịch vụ không dây băng thông rộng, đồng thời tạo ra thêm 96.000 việc làm từ khoản đầu tư lên tới 8 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng. Một phần số tiền sẽ được đầu tư phát triện mạng LTE hay 4G cho tốc độ nhanh hơn. Trước đó, AT&T cho biết hãng sẽ triệu hồi 5.000 nhân công đang làm việc ở nước ngoài về nước trong trường hợp thương vụ được thông qua.

Sau khi công ty độc quyền cũ bị chia nhỏ thành nhiều công ty con vào những năm 1980, các công ty như Pacific Telesis, Ameritech và Southwestern Bell sát nhập với nhau, thành lập công ty SBC. Sau đó chính SBC lại mua AT&T, BellSouth và Cingular, khiến AT&T ngày càng trở nên mạnh mẽ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Mỹ quyết ngăn cản thương vụ 39 tỷ USD của AT&T
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO