Một đồng gà, ba đồng thóc

LỮ Ý NHI| 27/10/2010 00:11

Nhu cầu thị trường khá lớn nhưng ngành chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu, không ít doanh nghiệp sản xuất trong nước đang gặp khó, thậm chí nhiều DN phải đóng cửa.

Một đồng gà, ba đồng thóc

Nhu cầu thị trường khá lớn nhưng ngành chế biến thức ăn chăn nuôi (TĂCN) trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu, không ít doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước đang gặp khó, thậm chí nhiều DN phải đóng cửa.

Theo dự báo của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) nhu cầu về TĂCN của thị trường nội địa trong giai đoạn 2009 - 2020 sẽ tăng khoảng 8 - 9%/năm. Nhưng theo ước tính, sản lượng TĂCN của toàn ngành năm 2010 chỉ đạt 10,6 triệu tấn và năm 2011 là 11,3 triệu tấn. Như vậy, hằng năm lượng thiếu hụt vào khoảng 4 - 5 triệu tấn.

Nuôi heo không được ăn cơm nằm

Một đồng gà, ba đồng thóc

Theo lý giải của các DN trong ngành, nguyên nhân thiếu hụt này là do ngành chế biến sản xuất thức ăn gia súc không chủ động được nguồn nguyên liệu, thiếu quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu thô cũng như công nghiệp phụ trợ cho chế biến.

Ở một số tỉnh, mặc dù các đơn vị sản xuất đã sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước là bắp, mì nhưng sản lượng vẫn không đủ đáp ứng.

Ảnh: Q.H

Vì vậy, mặc dù nhu cầu cao và được đánh giá là một ngành có doanh thu siêu lợi nhuận nhưng các DN sản xuất trong nước vẫn đang phải chật vật tìm nguồn nguyên liệu, chấp nhận mua nguyên liệu từ nước ngoài với giá cao. Và điều này đã khiến giá TĂCN của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực từ 10 - 20%”.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam, cho biết, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu chế biến TĂCN trên 2 tỷ USD, chín tháng đầu năm nay nhập khẩu 1 tỷ 666 triệu USD, chưa kể 354 triệu USD nhập lúa mì.

Không chỉ nhập khẩu nguyên liệu nhóm năng lượng, chúng ta còn phải nhập gần như 100% nguyên liệu thuộc nhóm đạm, nhóm vitamin, khoáng vi lượng và phụ gia...

Không chỉ thiếu nguyên liệu, nghịch lý cung cầu, theo ông Phạm Đức Bình, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Công ty TNHH Thức ăn gia súc Thanh Bình, còn do nhà sản xuất không có những dự báo hoặc định hướng từ phía cơ quan đầu ngành.

Ở các nước, ngành chăn nuôi luôn có sự phối hợp chặt chẽ với ngành trung gian là ngành chế biến thức ăn gia súc để dự báo, định hướng, tránh tình trạng cung cầu mất cân đối.

Thực tế, thời gian qua, do không có định hướng cũng như dự báo nhu cầu tăng, giảm của ngành chăn nuôi nên không ít DN chế biến thức ăn gia súc đã rơi vào tình trạng lao đao, hàng tồn đầy kho mà đầu ra không có, nhất là khi xảy ra dịch bệnh gia cầm.

Cũng do giá TĂCN cao nên thực tế nhiều hộ chăn nuôi không mặn mà với nghề, họ bỏ ao, bỏ chuồng tìm cách kinh doanh khác, bên cạnh đó cũng có không ít hộ chăn nuôi quay sang tự trộn lấy thức ăn cho gia súc để giảm chi phí, khiến các DN sản xuất “đổ nợ” vì hàng nguyên liệu nhập nhiều mà hàng thành phẩm không bán được.

Nuôi gà lao đao vì cám

Không chỉ khó khăn vì giá nhập khẩu nguyên liệu cao, hàng tồn, các DN sản xuất thức ăn gia súc trong nước còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khác như mặt bằng lãi suất cao, (khoảng 14%), chi phí thuê cầu cảng, thậm chí cả các khoản tiêu cực phí khá lớn.

Dn sản xuất TĂCN phải nhập gần như 100% nguyên liệu thuộc nhóm đạm, vitamin...

Ông Lịch cho biết thêm: “Chưa kể tỷ giá USD luôn biến động theo hướng ngày hôm sau cao hơn hôm trước, khi nhập khẩu nguyên liệu, các nhà sản xuất còn gặp khó vì đa phần nguyên liệu nhập từ Argentina, Brazil, Mỹ, Ấn Độ... cước vận tải cao. Đã vậy, khi về tới Việt Nam còn bị nhiều cơ quan hành mỗi nơi một cách khác nhau”.

Một khó khăn khác là hiện nay, ngành chế biến thức ăn gia súc đang có mặt gần như đầy đủ các tập đoàn lớn từ nước ngoài, đang chiếm thị phần khoảng hơn 70% thị phần. Đã vậy, ông Bình cho biết, các tập đoàn này còn được ngân hàng cho vay tín chấp với số tiền khá lớn nên khả năng lấn áp cũng như chiếm lĩnh thị trường trong nước càng lớn hơn.

Trong khi đó, DN nhỏ và vừa trong nước sản xuất cùng lĩnh vực này thì không được Nhà nước chú ý, không được ưu đãi về vốn vay, không được ưu tiên vay ngoại tệ.

Đơn cử, năm 1993, sản lượng thức ăn gia súc của Thanh Bình là 100.000 tấn/ngày, cám Con Cò của một tập đoàn nước ngoài chỉ 70 tấn/ngày, nhưng đến nay Con Cò đã vượt xa Thanh Bình. Với các DN chế biến thức ăn thủy sản thì tình hình cũng không mấy sáng sủa.

Nhu cầu thị trường khá lớn nhưng ngành chế biến thức ăn chăn nuôi (TĂCN) trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu, không ít doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước đang gặp khó, thậm chí nhiều DN phải đóng cửa.

Để xây dựng một nhà máy công suất 5 tấn/giờ, vốn đầu tư lên đến 45 tỷ đồng, nhưng gần đây do ngân hàng tăng lãi suất cho vay, giảm dư nợ đã làm cho các nhà máy gặp khó. Đối với các dự án xây dựng mở rộng nhà máy mới cũng giãn tiến độ chờ sự hồi phục của ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

Người nuôi cá không bán được cá tra hoặc bán chịu cho nhà máy chế biến thủy sản đã không thanh toán tiền mặt cho nhà máy sản xuất thức ăn. Vì vậy, nhà máy thức ăn thiếu vốn để mua nguyên liệu tái sản xuất, dẫn đến sản xuất cầm chừng, không phát huy hết công suất trong khi phải trả lãi vay ngân hàng.

Để giải quyết bài toán khó và cạnh tranh, một số DN đã tìm cách giảm chất lượng sản phẩm hoặc bán cho hộ chăn nuôi theo hình thức bán rẻ, thanh toán chậm, dẫn đến tình trạng mất uy tín hoặc khi bán thiếu thì phải mua thiếu với giá cao, dần dà không cầm cự nổi nên phải ngưng hoạt động.

Một số công ty khác thì chuyển sang đầu tư lĩnh vực khác để lấy ngắn nuôi dài, hoặc chuyên tư vấn, cung cấp thiết bị, nguyên liệu cho các hộ chăn nuôi tự sản xuất... Số liệu thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có 225 nhà máy chế biến TĂCN gia súc, gia cầm và 89 nhà máy chế biến TĂCN thủy sản.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, có gần 40 DN sản xuất TĂCN đã phải ngưng hoạt động.

Lý giải thêm thực trạng này, ông Trần Kiều, Giám đốc Công ty Thức ăn gia súc Tân Thiên Phú, cho biết: “Mặc dù chúng ta có nhiều nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhưng thực chất, hầu hết đều có quy mô sản xuất rất manh mún, nhỏ lẻ, máy móc thô sơ, không có kinh nghiệm, không chủ động được kế hoạch sản xuất.

Nhất là khi Nhà nước có chính sách cấp máy cho các hộ chăn nuôi tự sản xuất thức ăn nhưng không hỗ trợ vốn, không cho kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm kém, không ổn định dẫn đến hàng tồn kho, đình trệ sản xuất”.  

Nghịch lý nhập bắp

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành chăn nuôi phát triển nhanh, kéo theo ngành công nghiệp sản xuất TĂCN tăng trưởng 10 - 15%/năm. Thế nhưng, do phải phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, nên lợi nhuận của ngành chăn nuôi không đáng kể. Thực tế sản xuất cho thấy, các DN phải nhập khẩu gần như hoàn toàn thành phần trong khẩu phần thức ăn của cá tra như bột cá, đậu nành, bột thịt, premix, các chất phụ gia, thuốc thú y cũng phải nhập khẩu hoàn toàn. Do đó, tính trung bình, xuất khẩu cá tra mang về khoảng 1,3 - 1,5 tỷ USD, nhưng riêng chi phí TĂCN đã mất 1,05 tỷ USD.

Các nguyên liệu chính để sản xuất TĂCN như bắp, khô đậu nành, mì viên, bột cá, dầu cọ, premix và các chất khoáng ngành nông nghiệp nội địa có thể đáp ứng được tới 95%. Ông Lê Bá Lịch cho rằng, nguyên nhân chính là do không có đầu tư quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu. Vì vậy, mới dẫn đến nghịch lý là phải nhập bắp, cám gạo, cám mì. Hiện nay, cả nước có khoảng 1 triệu ha bắp với sản lượng khoảng 4 triệu tấn/năm, nhưng nằm rải rác ở hầu hết các tỉnh chứ không được quy hoạch lại thành vùng. Do đó, vào mùa sản xuất, DN chỉ thu gom được khoảng 2,2 triệu tấn cho sản xuất thức ăn công nghiệp, còn lại là nằm phân tán, để ẩm mốc, kém chất lượng. Cũng vì lý do này, mỗi năm Việt Nam sản xuất ra khoảng 34 - 36 triệu tấn lúa, trên dưới 2 triệu tấn mì lát, nhưng cuối cùng DN vẫn phải đổ ngoại tệ vào nhập khẩu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Một đồng gà, ba đồng thóc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO