Đầu tư "kiểu Thái": Nhìn từ SCG

HỒNG NGA - HẢI ÂU| 13/06/2017 08:33

Không dừng lại ở phân phối hàng hóa, để tăng sự hiện diện trong khu vực, các doanh nghiệp Thái còn đẩy mạnh đầu tư, một phần để khai thác thị trường ở nước sở tại.

Đầu tư

Không dừng lại ở phân phối hàng hóa, để tăng sự hiện diện trong khu vực, các doanh nghiệp Thái còn đẩy mạnh đầu tư, một phần để khai thác thị trường ở nước sở tại, một phần để xuất khẩu sang các thị trường khác cũng như phục vụ cho sản xuất nội địa.

Đọc E-paper

Siam Cement Group (SCG) - một trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Thái Lan có thể xem là điển hình cho thấy mức lan tỏa của hàng hóa Thái, sự có mặt của doanh nghiệp Thái trong chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ.

Cuối tháng 4 vừa rồi, trong báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2017 trước kiểm toán của SCG, ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Điều hành Tập đoàn SCG cho biết, doanh thu bán hàng đã tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,3 tỷ USD, lợi nhuận đạt 495 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu từ kinh doanh hóa dầu và lợi nhuận không thường xuyên từ bán tài sản đầu tư và tài sản không sử dụng. Bên cạnh đó, doanh thu xuất khẩu, chiếm 27% tổng doanh thu từ bán hàng của SCG, đạt 884 triệu USD.

Riêng tại thị trường Việt Nam, doanh thu bán hàng quý I của SCG đạt 4.346 tỷ đồng (186 triệu USD), tăng 30% so với năm trước (chủ yếu từ kinh doanh bao bì và xi măng, vật liệu xây dựng) và chiếm khoảng 45% doanh thu tại khu vực Đông Nam Á (không tính Thái Lan). Xét về mặt đầu tư, không chỉ chi phối thị trường bao bì giấy, vật liệu xây dựng, hiện, khoản đầu tư được xem là chiến lược của SCG Việt Nam là khu phức hợp lọc hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) với giá trị đầu tư lên đến 4 tỷ USD.

Đại diện SCG cho hay, Tập đoàn đang bước vào giai đoạn cuối của quyết định đầu tư tài chính với đối tác Việt Nam. Thời gian xây dựng khu phức hợp này dự kiến 5 năm và sẽ đi vào hoạt động thương mại năm 2022. Với những đầu tư trên, tổng tài sản của SCG Việt Nam tính đến quý I/2017 vào khoảng 32.299 tỷ đồng (1,38 tỷ USD), tăng 72% so với năm trước và chiếm gần 1/3 tổng tài sản của SCG tại khu vực ASEAN (không tính Thái Lan).

>>Hàng Thái chinh phục thị trường Việt như thế nào?

Các khoản đầu tư của SCG được phân bổ không chỉ ở Việt Nam và thị trường họ khai thác là trên bình diện khu vực, bởi theo WTEx, tỷ trọng đóng góp của thị trường Việt Nam trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 3,7%, thấp hơn 4,6% của Malaysia và 3,9% của Singapore (dù ở chiều ngược lại, Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khu vực ASEAN).

Một báo cáo về chiến lược phát triển của SCG trước đây cho thấy, năm 2015 - 2016, SCG đầu tư ở Campuchia, Lào, Indonesia và Myanmar (nhà máy xi măng ở Lào và Myanmar đã đi vào hoạt động). Báo cáo này đồng thời khẳng định, năm 2016, Tập đoàn mở rộng hệ thống logistics để phục vụ tốt hơn cho khách hàng trong khu vực.

Mục tiêu của SCG Logistics là xây dựng mạng lưới logistics ở Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng - GMS và Indonesia (GMS, khu vực có diện tích hơn 2,6 triệu km2 và dân số khoảng 326 triệu người, chiếm khoảng một nửa dân số của thị trường AEC). Trong đó, SCG Logistics sẽ thành lập các công ty con ở Campuchia, Lào và Myanmar nhằm tạo điều kiện thuận lợi lưu chuyển hàng hóa.

Hay như tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn, đại diện SCG chia sẻ, sản phẩm từ tổ hợp này sẽ đáp ứng nhu cầu trong nước đang tăng cao (trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chính của Việt Nam từ Thái có hóa chất, dầu thô, chất dẻo), mở rộng ra các thị trường khác trong khu vực ASEAN.

Hoặc đầu tư mạnh vào ngành bao bì ở Việt Nam thông qua Công ty TNHH Giấy Vina Kraft và nhà sản xuất hộp giấy gợn sóng chất lượng cao Indocorr của Indonesia gần đây của SCG là nhằm phục vụ nhu cầu bao bì ngày càng tăng của thị trường hàng tiêu dùng đang phát triển ở Thái Lan và ASEAN.

Doanh thu từ xuất khẩu hàng hóa là nguồn thu đáng kể của doanh nghiệp Thái và chiếm khoảng 18,4% tổng sản lượng của nền kinh tế. Theo thống kê của Worlds Top Exports (WTEx), năm 2016, giá trị xuất khẩu của Thái Lan đạt 213,6 tỷ USD và 62,6% giá trị hàng xuất khẩu được phân phối ở châu Á. Thị trường xuất khẩu lớn của Thái Lan trong năm qua gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, các nước thuộc EU.

>>Thành tỷ phú Thái Lan nhờ gánh nem Huế của mẹ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đầu tư "kiểu Thái": Nhìn từ SCG
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO