Bộ Công thương đồng hành cùng DN phòng vệ thương mại

Hồng Nga| 26/08/2020 04:43

Hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới, nhưng đi kèm với đó là nguy cơ đối mặt với những vụ kiện bán phá giá, phòng vệ thương mại từ nước ngoài.

Bộ Công thương đồng hành cùng DN phòng vệ thương mại

Dày đặc rào cản 

Theo thống kê của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương),từ năm 2014 đến nay, có đến 189 vụ phòng vệ thương mại được các nước áp dụng cho Việt Nam. Riêng trong năm 2020, Việt Nam đãvà đang ứng phó với 27 vụ việc phòng vệ thương mại khác nhau. Nhiềunhất vẫn là các vụ chống lẩn tránh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.Trong đó, đến80% các vụ liên quan đến ngành thép, số còn lại tập trung ngành thủy hải sản, bao bì nhựa, gỗ…

Có rất nhiều lý do khiến hàng xuất khẩu của Việt Nam bị áp lệnh phòng vệ thương mại . Đầu tiên là các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng về chủng loại và có sự tăng trưởng nhanh về kim ngạch. Cùng với đó, các FTA cũng mang lại lợi thế thuế quan cho hàng hóa xuấtkhẩu Việt Nam, tạo tính cạnh tranh và gây áp lực cao hơn cho các doanhnghiệp (DN) sản xuất nội địa tại thị trường nhập khẩu

Chiasẻ tại hội nghị tập huấn về công tác phòng vệ thương mại trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cho các phóng viên ngành công thương tại TP.HCM mới đây, ông Tô Thái Ninh - Trưởng phòng điều tra bán phá giá và trợ cấp (Cục Phòng vệ thương mại) cho biết, hiện có đến 5.000 công cụ phòng vệ thương mại được các nước áp dụng. Như chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được WTO, các FTA cho phép. Đây là công cụ quan trọng, hợp pháp nhằm bảo vệ các ngành sản xuất, doanh nghiệp khi hàng rào thuế quan dỡ bỏ theo cam kết.

PVTM-2-9450-1598416972.jpg

Mỹ và châu Âu là những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam nhiều năm qua. Chỉ riêng với Mỹ, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu lên đến 61,35 tỷ USD, chiếm đến 23,2 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Cũng trong năm này, kim ngạch xuất vào EU đạt 41,48 tỷ USD, chiếm 15,7% doanh số xuất khẩu cả nước. Theo Cục Phòng vệ thương mại, nhóm hàng kim loại có tần suất bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất ở hai thị trường này. Trung bình, cứ khoảng 4 vụ việc xảy ra thì có 1 vụ việc liên quan đến nhóm hàng này.

Tuy nhiên, Cục Phòng vệ thương mại cũng cho rằng trong bối cảnh Việt Nam thực thi nhiều FTA, nhất là EVFTA, thì việc gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại tại nhiều nướcđối với hàng xuất khẩu củanước ta là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh không lành mạnh sẽdẫn đến các biện pháp trả đũa trực tiếp, đặc biệt là các biện pháp phòng vệ thương mại và sẽ nảy sinh các vấn đề về lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ…

Nhiều khó khăn

Ông Phan Khánh An - Phó trưởng phòng Phòng Pháp chế (Cục Phòng vệ thương mại) cho rằng, việcnắm bắt thông tin, mức độ hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề phòng vệ thương mại còn khá hạn chế. Cụ thể, theo khảo sát gần đây của Cục Phòng vệ thương mại, có 15,09% doanh nghiệp không biết gì về phòng vệ thương mại, 63,21% có nghe nói nhưng không biết rõ, 19,81% doanh nghiệp từng tìm hiểu sơ sơ và số doanh nghiệp đã tìm hiểu tương đối kỹ hoặc là bên liên quan chỉ chiếm 1,89%.

PVTM-4808-1598416972.jpg


Khi kim ngạch xuất khẩu lớn cũng là lúc các doanh nghiệp phải đối mặt nhiều hơn các vụ kiện pháp lý liên quan đến rào cản thương mại. Họsẽ đối mặt với một số hạn chế khi bị điều tra, vì ở nhiều quốc gia, pháp luật về phòng vệ thương mại và chốngbán phá giáđã có từ rất lâu. Trong khi ở nước ta, cộng đồng doanh nghiệp mới được tiếp cận vấn đề này chừng 15 năm trở lại. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp chưa thể hiểu rõ các nguyên tắc, quy trình, thủ tục, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia vào các vụ việc điều tra. 

Hơn nữa, trở ngại ngôn ngữ, hạn chế về thời gian cung cấp các thông tin phục vụ cũng là những thách thức để ứng phó, bên cạnh việc có ít đội ngũ các luật sư có kiến thức chuyên sâu vấn đề này. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng, doanh nghiệp nên hình thành bộ phận pháp chế có sự hiểu biết để giải quyết khi nảy sinh tranh chấp.

Bà Phạm Châu Giang - Phó cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết: "Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành đề án xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chủ động sử dụng và ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại. Bộ cũng hướng dẫn doanh nghiệp cách thức ứng phó với các vụ kiện do nước ngoài khởi xướng. Bêncạnh đó, Bộ Công Thương cũng làm việc, kể cả đấu tranh với các cơ quan điều tra nước ngoài ngay từ giai đoạn điều tra ban đầu để bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bộ Công thương đồng hành cùng DN phòng vệ thương mại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO