Bán lẻ tại Việt Nam: Thời của bán hàng đa kênh

Hồng Nga - Minh Hào| 20/05/2021 06:00

Tâm lý tiêu dùng thay đổi, cạnh tranh ngày càng khốc liệt buộc DN phải chuyển đổi hình thức kinh doanh theo hướng tích hợp nhiều mô hình trong một.

Sieu-thi-7-7027-1620724151.jpg

Bán lẻ tại Việt Nam: "Mỏ vàng" được tiếp tục khai thác

Với vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu, thị trường bán lẻ việt nam vẫn đầy tiềm năng, là "mỏ vàng" để các doanh nghiệp (DN) tiếp tục khai thác.

Bài 1: Vào cuộc đua mới

Bài 2: Cơ hội cho những "tay đua" am tường thị trường

Đánh giá về thị trường bán lẻ Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, năm 2020 đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là thói quen mua sắm của người tiêu dùng và điều này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2021. Bán hàng đa kênh kết hợp giữa online và offline sẽ là xu thế nổi bật, là định hướng cho DN bán lẻ tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch mô hình đại siêu thị, trung tâm thương mại vừa mua sắm vừa vui chơi về khu vực vùng ven ở các thành phố lớn đang là lựa chọn ưa thích của nhiều tập đoàn, DN, nhà bán lẻ. 

Thương mại điện tử bùng nổ nhờ vào sự gia tăng lượng người sử dụng Internet, góp phần làm cho thị trường bán lẻ sôi động hơn. Theo báo cáo của Nielsen Việt Nam, có 9/10 người tiêu dùng Việt Nam sở hữu điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, là yếu tố quan trọng trong xu hướng chuyển dịch nhu cầu mua bán hàng hóa qua mạng. Chính sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng cũng như sự cạnh tranh từ thương mại điện tử đã khiến việc phát triển mô hình bán lẻ phù hợp thị trường mục tiêu, trở thành yếu tố quyết định sự thành bại của một thương hiệu.

Chia sẻ về xu hướng tiêu dùng mới, bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc khách hàng, bộ phận Nghiên cứu người tiêu dùng Nielsen cho rằng: "Hành trình mua hàng của người tiêu dùng không còn là đường thẳng mà thông qua nhiều kênh với rất nhiều điểm chạm, kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp". 

Trước thực tế này, DN trong nước đang tích cực làm mới để phục vụ khách hàng. Một số siêu thị trước đây chỉ kinh doanh theo phương thức truyền thống, đã triển khai mạnh mẽ bán hàng đa kênh, đặc biệt đẩy mạnh kênh online. Hầu hết thương hiệu như Co.opmart, VinMart, Bách hóa Xanh... đều đẩy mạnh bán hàng qua kênh online cùng với việc liên kết nhiều ứng dụng "đi chợ hộ" để mang đến trải nghiệm mới cho khách hàng.

Xu hướng này là không thể thay thế nên "chúng tôi sẽ đẩy mạnh xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực thực phẩm và tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng, đồng thời phát triển các thương hiệu phi thực phẩm cũng như nền tảng đa kênh", ông Philippe Broianigo - Tổng giám đốc Tập đoàn Central Retail cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bán lẻ tại Việt Nam: Thời của bán hàng đa kênh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO