Du lịch

Khu Di tích Bạch Đằng Giang: Sự hòa quyện linh khí thiên - địa - nhân đất Việt

Phương Hà 16/12/2023 - 08:53

... Và như thế là bạn đã đắm mình vào Khu Di tích Bạch Đằng Giang ở Tràng Kênh và Khu Bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ ở xã Liên Khê, là Di tích lịch sử quốc gia và là một quần thể du lịch hằng năm thu hút trên dưới 50 vạn du khách trong và ngoài nước.

2_15.jpg

1. Hãy hình dung, cách ngày nay 1085 năm, 1042 năm và gần nhất là 735 năm, làng Tràng Kênh - nay là thị trấn Minh Đức, và xã Liên Khê (thuộc huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng) toàn rừng rậm với chủ yếu cây lim và là nơi sông Giá, sông Chanh, sông Liễu, sông Đá Bạc, sông Hà Thần, sông Hàm Long chảy vào sông Bạch Đằng (20km) rồi đổ ra cửa Nam Triệu. Vùng cửa biển này có núi đất, núi đá vôi, sông lạch dày đặc, mực thuỷ triều chênh lệch đến 4m nên khi triều cường, nhiều km vuông ngập nước. Trong thời kỳ phong kiến, sông Bạch Đằng luôn giữ vị trí trọng yếu về quân sự, giao thương đường thủy.

Trụ Chiến thắng gồm 4 mặt hình chữ nhật, trên mặt trụ khắc nổi 108 chữ tương ứng với 36 vị địa chi, 72 vị thiên can và mặt tiền khắc 7 chữ “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”. Chữ trên trụ đều được khắc cùng một mẫu, bắt đầu từ cung sinh và kết thúc ở cung sinh theo Kinh dịch để thể hiện sự trường tồn.

Mốc thời gian trên (tính từ ba năm 938, 981, 1288 ba lần đại thắng quân xâm lược trên lưu vực sông Bạch Đằng) có thể nói gọn là trên dưới nghìn năm vật đổi sao dời, dòng chảy những con sông đã thay đổi, phù sa đã lấp dần đầm phá tạo nên đất đai màu mỡ, nhưng khi bạn đến vùng đất này, hãy cứ hình dung dưới những dòng sông kia khi đất liền và biển khơi hoà làm một bởi bìm bịp kêu con nước lớn, hàng ngàn cọc lim đang lặng lẽ chờ đâm thủng chiến thuyền quân xâm lăng. Hãy cứ lắng nghe tiếng thét vang trời của quân dân Đại Việt xông ra từ những trận địa mai phục diệt kẻ thù giữ yên bờ cõi giang san… Và như thế là bạn đã đắm mình vào Khu Di tích Bạch Đằng Giang ở Tràng Kênh và Khu Bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ ở xã Liên Khê, là Di tích lịch sử quốc gia và là một quần thể du lịch hằng năm thu hút trên dưới 50 vạn du khách trong và ngoài nước.

z4947485329842_41959b45c7243495d1aa4a73e4743fd9.jpg
Quảng trường chiến thắng

2. Để tưởng nhớ các vị anh hùng và quân dân ta đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc ở vùng đất này, bạn hãy đến quần thể Khu di tích Bạch Đằng Giang dọc theo dãy núi Tràng Kênh và bờ sông Bạch Đằng, tham quan Vườn cuội có tuổi đời triệu năm tuổi, trên đó có Trụ Chiến thắng được làm từ đá hồng ngọc, cao 5,5m, tiết diện 2,2m2 và nặng khoảng trăm tấn. Trụ Chiến thắng gồm 4 mặt hình chữ nhật, trên mặt trụ khắc nổi 108 chữ tương ứng với 36 vị địa chi, 72 vị thiên can và mặt tiền khắc 7 chữ “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”. Chữ trên trụ đều được khắc cùng một mẫu, bắt đầu từ cung sinh và kết thúc ở cung sinh theo Kinh dịch để thể hiện sự trường tồn.

a20f44f5a4020d5c5413.jpg
Khu bảo tồn tại chỗ bãi cọc trong Khu bảo tồn Bãi cọc Cao Quỳ

Tiếp đến, bạn hãy viếng đền thờ Đức Ngô Quyền Vương (898 - 944) - người khai sinh trận địa cọc Bạch Đằng đánh thắng quân Nam Hán năm 938, chấm dứt 1117 năm Bắc thuộc, vị tổ trung hưng có công phục quốc, mở ra nền văn minh Đại Việt.

Tiếp đến nữa, bạn chiêm ngưỡng Tràng Kênh Vọng đế - đền thờ Đức vua Lê Đại Hành (941-1005) - người đã tái tạo địa cọc của Ngô Quyền, đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ hai, năm 981, có công xây dựng Đại Cồ Việt sánh cùng Đại Hán.

Tiếp đến nữa, bạn hãy viếng Linh từ Tràng Kênh thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1228-1300) có công chỉ huy đập tan cuộc xâm lược nước ta của đế chế Nguyên Mông, năm 1288, đỉnh điểm là chiến thắng Bạch Đằng, mở ra nền văn minh Đông A rực rỡ (theo lối chiết tự chữ Hán, chữ Trần được ghép từ chữ Đông và chữ A. Hào khí và văn minh Đông A là hào khí và văn minh nhà Trần).

Từ Linh từ Tràng Kênh, bạn đến Nhà Bảo tàng Bạch Đằng để chứng kiến những cọc lim được lưu giữ nguyên trạng, xem những di tích khảo cổ thời nhà Lê, nhà Trần.

Bạn hãy theo con đường khoảng 500m rợp bóng cây xanh một bên là núi một bên là sông, trước mắt bạn là Quảng trường Chiến thắng 2.000m2, lát đá granite, xây nổi trên sông Bạch Đằng. Đây là một công trình uy nghiêm, trên đó đặt tượng của ba vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo đúc bằng đồng nguyên khối, mỗi pho có chiều cao 8m, trọng lượng 40 tấn với thần thái sống động, mỗi vị mang một sắc thái riêng. Đức vương Ngô Quyền đứng giữa, chân đạp sóng, tay chỉ thẳng dòng sông Bạch Đằng, nơi vùi xác quân xâm lăng. Đức hoàng đế Lê Đại Hành áo bào tung bay trong gió, tay nắm chặt đốc kiếm, mắt rực sáng thiêu đốt quân thù. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn khoan thai, tay phải giữ “Binh thư yếu lược” Bình Nguyên, tay trái nắm chắc chuôi gươm, dáng hiên ngang trong tư thế “Năm nay đánh giặc nhàn”.

42b57b429bb532eb6ba4.jpg
Đền thờ Ngô Quyền

Cả ba vị đứng trên bệ đá, lưng tựa tùng xanh thiên niên thịnh, trong tư thế uy phong giữa màu xanh của trời, của non, của nước, là sự hòa quyện linh khí thiên - địa - nhân làm nên sự trường tồn của đất Việt. Dưới mặt nước là hai bãi 180 cọc lim bịt sắt được phục dựng tượng trưng cho thế trận năm xưa mà tiền nhân đã dựng lên để nhấn chìm chiến thuyền quân xâm lăng trong những năm 938, 981, 1288.

Quần thể di tích Bạch Đằng Giang là một trong số ít địa điểm du lịch thực hiện thành công “ba không”: Không thương mại, không thu phí, không rác thải. Nhờ nguyên tắc “ba không” này, khu di tích đã mang đến cho du khách một không gian văn hóa - lịch sử yên bình đúng nghĩa.

3. Cách Khu di tích Bạch Đằng Giang khoảng 15km là Khu bảo tồn Bãi cọc Cao Quỳ gần con lạch thông ra sông Giá và cửa sông Bạch Đằng.

Tháng 10/2019, trong lúc đào ao ở cánh đồng Cao Quỳ, ông Triệu - một nông dân xã Liên Khê phát hiện hai cọc gỗ màu nâu đen, hình trụ, dài trên 3m, đường kính khoảng 30cm, một đầu vát nhọn, nghĩ rằng đây là cọc từ thời Trần đánh quân Nguyên Mông nên đã trình báo chính quyền.

Bảo tàng Hải Phòng và Viện Khảo cổ Việt Nam đã khảo sát khu vực này, phát hiện 37 cọc gỗ ở độ sâu khá tương đồng trong khu vực chứa bùn cát mịn, là địa tầng của trầm tích lòng sông và ven bờ. Những cọc gỗ kích thước không đều nhau, loại nhỏ từ 10-18cm, loại lớn từ 28-32cm, có cọc đường kính từ 37-40cm, chủ yếu là gỗ sến nhựa và lim, vát nhọn, được bố trí theo nhiều tầng, nhiều lớp nhằm ngăn chặn chiến thuyền quân Nguyên Mông đi vào sông Giá và khu căn cứ Trúc Động của Trần Hưng Đạo, buộc chúng phải đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc ngầm được đóng sẵn, nên 400 chiến thuyền chở 4 vạn quân và lương thực bị tiêu diệt và bắt giữ.

Quần thể di tích Bạch Đằng Giang là một trong số ít địa điểm du lịch thực hiện thành công “ba không”: Không thương mại, không thu phí, không rác thải. Nhờ nguyên tắc “ba không” này, khu di tích đã mang đến cho du khách một không gian văn hóa - lịch sử yên bình đúng nghĩa.

Từ đường 10 vào Khu bảo tồn Bãi cọc Cao Quỳ là con đường mới làm dài 3,4km, rộng 12m chạy giữa những quả đồi và vườn tược xanh ngát nên thơ. Khu bảo tồn như một công viên với nhà đón du khách, nhà trưng bày hiện vật, đường nội bộ lát gạch đỏ ngang dọc giữa những thảm cỏ, ghế đá và cây xanh cao ba bốn mét trở lên, tạo nên cảnh quan gần gũi với thiên nhiên.

Tả ngạn sông Bạch Đằng còn có khu bãi cọc Đầm Thượng cũng ở Thuỷ Nguyên và có đến ba bãi cọc ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh gần đó, đó là bãi cọc Yên Giang, Đồng Vạn Muối, Đồng Má Ngựa với hàng trăm cây cọc bằng gỗ lim kết hợp với những dải đá ghềnh tạo phòng tuyến vững chắc bịt chặt đường rút lui của quân địch.

Tất cả toát lên cảnh sắc “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khu Di tích Bạch Đằng Giang: Sự hòa quyện linh khí thiên - địa - nhân đất Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO