Thành công với “nghề lạ” trong thời 4.0?

Văn Khoa| 12/12/2019 06:00

Chuỗi “Workshop nghề 4.0” kéo dài trong hai ngày do Samsung tổ chức đã vén tấm màn bí mật cho thế hệ trẻ về những nghề hot nhất thời đại 4.0, đó là food stylist, creative director và fashionista.

Thành công với “nghề lạ” trong thời 4.0?

Với sự bùng nổ của công nghệ và mạng xã hội (MXH), nhiều ngành nghề truyền thống đã khoác lên mình bộ áo mới đặc trưng của thời đại. Kỹ năng chụp ảnh, quay phim, dựng phim, thiết kế giờ đây quan trọng không kém gì kỹ năng giao tiếp hay đa ngôn ngữ. Trong đó, nhóm ngành sáng tạo được giới trẻ yêu thích như streamer, reviewer, YouTuber, film-maker, fashionista, food stylist… có sự chuyển mình rõ rệt nhất. Nếu chỉ nhìn qua MXH thì các ngành này khá hào nhoáng và đơn giản, lúc nào cũng được ăn ngon, mặc đẹp nhưng liệu chúng có thực sự đơn giản?

Nhằm truyền cảm hứng cho giới trẻ và chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng từ các nhân vật đã thành công trong nghề, chuỗi “Workshop Nghề 4.0” quy tụ dàn khách mời gồm: fashionista Châu Bùi, giám đốc sáng tạo Denis Đặng, food stylist Meo Thùy Dương với những chủ đề khác nhau, đi kèm với thực hành.

Nghề lạ 1: Food stylist

“Đồ ăn gắn liền với đầu bếp, còn stylist gắn liền với thời trang. Liệu có cách nào để con người hóa trang cho đồ ăn như cách họ trang điểm”, food stylish Meo Thùy Dương đặt câu hỏi.

fd-9297-1576075529.png

Món ăn trở nên hấp dẫn chính là nhờ đôi tay khéo léo và sự hiểu biết của food stylist

Tại workshop, Thùy Dương mang tới nhiều câu chuyện "hậu trường" phía sau bức ảnh thức ăn đẹp trên MXH. Theo Dương, để trở thành một food stylist chuyên nghiệp, đầu tiên người trẻ cần có năng khiếu nghệ thuật, tiếp theo cần biết căn bản về nấu nướng, nấu ăn càng giỏi sẽ càng có nhiều lợi thế. Cô chia sẻ: “Thông thường mình sẽ tìm hiểu kỹ về khách hàng trước xem họ bán sản phẩm gì, phân khúc nào, muốn nhấn mạnh điều gì ở sản phẩm sau đó có sự nghiên cứu để đưa ra giải pháp phù hợp cho đồ ăn, đồ uống, sản phẩm của họ. Mình cũng có thể làm việc với chef để hiểu đồ ăn hơn từ đó đưa ra những lời khuyên về hình thức trang trí đồ ăn, chụp hình, trình bày lên hình có hợp trend hay không, có làm khách hàng thích thú với hình thức hay không”.

Thị phạm food styling ngay tại workshop, Meo Thùy Dương cho biết, thời gian nghiên cứu để lên concept, layout, và chuẩn bị đạo cụ là lâu nhất sau đó mới tiến hành chụp hình với food photographer. Tìm thông tin về món ăn (nguồn gốc, văn hóa, nguyên liệu cấu thành, cách sơ chế…) càng nhiều bạn càng có ý tưởng để xây dựng concept art. Đặc biệt, nên phác thảo trước ra giấy hoặc sketch layout nào bạn cho là khả thi. Khi food stylist chuẩn bị đầy đủ các bước trên rồi thì công việc của food photographer lúc này rất thoải mái. Food stylist cần phối hợp ăn ý với food photographer để tạo ra góc chụp và bố cục hoàn hảo nhất.

“Sống trong thời đại công nghệ 4.0, chúng ta không thể đứng ngoài nó. Công nghệ với rất nhiều sản phẩm sáng tạo, đơn cử như chiếc điện thoại dùng hàng ngày hỗ trợ công việc food stylist của mình rất nhiều. Nó giúp mình làm việc bất cứ lúc nào chứ không cần phải ngồi trong văn phòng, tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất làm việc”.

Nghề lạ 2: Creative director

Là creative director của rất nhiều MV “hot” như Ghen, Màu Nước Mắt, Tự Tâm… Dennis Đặng không ngại chia sẻ “mẹo” để tạo nên một MV thành công.

d-6512-1576075529.png

Lên ý tưởng, concept cho các câu chuyện bằng hình là công việc của Creative Director

Những yếu tố đó bao gồm: ngôi kể nhân vật mới lạ gây tò mò cho khán giả, hình ảnh táo bạo vượt qua những khuôn khổ thông thường, cách tìm hiểu thuật toán của YouTube…. Denis nhấn mạnh, quan trọng nhất chính là cập nhật xu hướng và ghi chép lại ý tưởng chính mình, không cần những moodboard quá cầu kỳ, chỉ cần một chiếc điện thoại.

Nghề lạ 3: Fashionista

Sở hữu hơn 500 triệu lượt theo dõi trên Facebook, 1,7 triệu lượt follow trên Instagram, là fashionista được nhiều nhà mốt danh tiếng mời tham dự các show thời trang riêng hoặc các tuần lễ thời trang quốc tế danh giá như Paris, Milan… Châu Bùi hiện có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới trẻ về phong cách thời trang, lối sống.

chau-9686-1576075530.jpg

Fashionista Châu Bùi

Chia sẻ về chủ đề Quảng bá sản phẩm đến cộng đồng, Châu Bùi cho rằng có 6 yếu tố để gầy dựng nên một thương hiệu cá nhân cho bản thân. Đó là tinh thần, đam mê, ý tưởng, sự tức thời, công cụ tìm kiếm và sự kết nối. Theo Châu Bùi, với sức mạnh của MXH hiện nay, để nâng tầm bản thân trên nền tảng số, quan trọng nhất là mỗi cá nhân phải biết cách xây dựng thương hiệu. Châu Bùi rất chăm sử dụng hashtag thời trang để người dùng MXH tiếp cận.

“Xây dựng thương hiệu cá nhân thời 4.0 tuy rất phức tạp, nhưng hóa ra lại đơn giản hơn mọi người nghĩ. Mọi người chỉ cần sống là chính mình, mặc những bộ đồ khiến cho bản thân thoải mái nhất là được. Rất nhiều người hỏi Châu rằng: “Châu có biết mình đang cạnh tranh với những ai ngoài kia không, có sợ bị thay thế không?” Câu trả lời của Châu luôn là: “Không, vì mỗi chúng ta là duy nhất, Châu không giống ai và cũng không ai giống Châu”, Châu Bùi chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thành công với “nghề lạ” trong thời 4.0?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO