Tạo hệ sinh thái cho khởi nghiệp

HẢI VÂN| 18/11/2016 04:32

Mới đây, tại hội thảo quốc tế "Tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam - Bài học thực tiễn từ Israel", Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ một lần nữa khẳng định Chính phủ cam kết luôn đồng hành và phục vụ doanh nghiệp nói chung, cộng đồng khởi nghiệp nói riêng.

Tạo hệ sinh thái cho khởi nghiệp

Mới đây, tại hội thảo quốc tế "Tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam - Bài học thực tiễn từ Israel", Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ một lần nữa khẳng định Chính phủ cam kết luôn đồng hành và phục vụ doanh nghiệp nói chung, cộng đồng khởi nghiệp nói riêng.  

Đọc E-paper

Tuy nhiên, khởi nghiệp thành công không dễ. Ông Lucien Bolliger - Giám đốc Điều hành Soyon Việt Nam chia sẻ: "Lần đầu khởi nghiệp, chúng tôi đã không tập trung vào vào sản phẩm lõi, không tập trung vào thế mạnh của sản phẩm. Vì vậy, sau khi tung sản phẩm ra thị trường, chúng tôi không có khách hàng.".

Ông Lucien Bolliger cho biết, có nhiều yếu tố khiến doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại: thị trường không có nhu cầu chiếm 42%, cạn vốn 29% và các yếu tố khác như cạnh tranh, giá sản phẩm, không có các mô hình kinh doanh... Một lý do quan trọng nữa là nhân sự. Nhiều doanh nghiệp đã tuyển dụng những người không phù hợp, thiếu nhiệt huyết, thậm chí là không cùng chí hướng, dẫn đến nội bộ bất đồng.

Sau nhiều năm làm công việc tìm kiếm và đầu tư vào các dự án khởi nghiệp tại Úc và Việt Nam, ông Lucien Bolliger nhận xét: "Doanh nghiệp thường quá cầu toàn và tập trung vào những điều không quan trọng dẫn tới sản phẩm lõi khi tung ra thị trường không tìm được hướng đi".

Việt Nam đã có khoảng 1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hơn 20 quỹ đầu tư mạo hiểm có hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Trên cả nước có khoảng 21 vườn ươm tạo và 7 tổ chức thúc đẩy kinh doanh cho khởi nghiệp.

Ngoài ra, Quỹ Tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) đã ra mắt website và tuyển các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ trong khu vực Đông nam Á. Quỹ này sẽ tiến hành lựa chọn các doanh nghiệp khởi nghiệp để đào tạo theo các tiêu chí: có một đội ngũ mạnh để thực hiện ý tưởng kinh doanh, ý tưởng công nghệ đã được ứng dụng trên thực tế, khả năng mở rộng kinh doanh và phát triển bền vững trong tương lai. (Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ)

Môi trường kinh doanh được quyết định rất lớn bởi thể chế, quyết tâm cải cách hành chính và sự vận hành của bộ máy. Đây cũng là nền tảng, là điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp phát triển. Theo Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), trong quý III, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 26.950 doanh nghiệp, tăng 15,77% so với cùng kỳ, với tổng số vốn đăng ký là 216,32 nghìn tỷ đồng, tăng 56,14%.

Tính chung 9 tháng đầu năm, có 81.451 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 644 nghìn tỷ đồng, tăng 19,2% về số doanh nghiệp và tăng 49,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015.

Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm đạt 7,7 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2015. Những chuyển biến trên được CIEM cho là do hiệu quả từ nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh thông qua các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và niềm tin thị trường ngày một gia tăng.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, những nỗ lực trong việc tạo một môi trường khởi nghiệp thuận lợi là đáng ghi nhận, nhưng để đạt được mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020 thì còn nhiều việc cần làm.

Vấn đề xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về môi trường kinh doanh, tạo nền tảng cho khởi nghiệp phải được cải cách mạnh mẽ, thực chất hơn nữa theo thông lệ quốc tế. Và trước mắt có hai việc cần làm ngay. Phải rà soát lại một cách thực chất hiện nay trên thực tế thủ tục khởi sự kinh doanh được thực hiện như thế nào, làm liên tục và cầu thị.

>>4 nguồn lực cần thiết để khởi nghiệp kinh doanh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tạo hệ sinh thái cho khởi nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO