Sức hút mạnh mẽ từ startup công nghệ Việt Nam

Auxesia Holdings| 29/06/2022 06:00

Các startup công nghệ sẽ trở thành dòng máu mới của nền kinh tế bằng cách mang đến cho người tiêu dùng những sự lựa chọn tiên tiến và không ngừng thách thức các doanh nghiệp hoạt động theo phương thức truyền thống.

Sức hút mạnh mẽ từ startup công nghệ Việt Nam

Bên cạnh những thách thức mang lại cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, Covid-19 cũng đã phần nào đóng vai trò như chất xúc tác, thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Các startup công nghệ đã chứng minh tiềm năng của mình khi đóng góp một phần không nhỏ trong việc giúp giải quyết các vấn đề phát sinh do đại dịch như giao hàng, giáo dục trực tuyến, làm việc từ xa, thanh toán kỹ thuật số...

Sức hút mạnh mẽ từ startup công nghệ Việt Nam là không thể chối bỏ khi dòng vốn đầu tư chảy vào lĩnh vực này vẫn không ngừng tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc. Theo báo cáo “Đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam”, năm 2021 vừa qua đã đánh dấu một cột mốc kỷ lục mới của lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam trên cả hai phương diện tổng số vốn đầu tư và số thương vụ được rót vốn với hàng loạt thương vụ gây tiếng vang như Sky Mavis gọi vốn thành công 152 triệu USD, VNLife gọi vốn thành công 250 triệu USD, Tiki gọi vốn thành công 258 triệu USD và MoMo gọi vốn thành công 300 triệu USD.

Năm 2021, số thương vụ đầu tư vào các startup Việt Nam đạt 165 thương vụ với tổng giá trị vốn đầu tư là 1,44 tỷ USD, tăng lần lượt 57,1% và 219,7% so với năm 2020. Điều này đã đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ ba, xếp sau Indonesia và Singapore về các quốc gia thu hút nhiều vốn đầu tư mạo hiểm nhất Đông Nam Á.

Năm 2022, vốn đầu tư khởi nghiệp Việt Nam được dự báo đạt 2 tỷ USD và trọng tâm đầu tư vẫn là lĩnh vực công nghệ. Ngay từ những tháng đầu năm 2022, thị trường startup công nghệ đã trở nên sôi động với nhiều thương vụ huy động vốn nổi bật như Timo - ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam thành công gọi vốn 20 triệu USD, Jio Health - đơn vị tiên phong trong lĩnh vực y tế công nghệ (Medtech) huy động được 20 triệu USD và đặc biệt là Sky Mavis - startup trở thành kỳ lân nhanh nhất Việt Nam với khoản đầu tư trị giá 150 triệu USD. 

Số lượng các quỹ đầu tư vào Việt Nam năm 2021 đã tăng lên 173, vượt qua mức trước đại dịch Covid-19. Trong đó, các quỹ đến từ Singapore là hoạt động tích cực nhất và kế tiếp là các quỹ nội địa và quỹ đến từ Bắc Mỹ. Tuy nhiên, do nhiều ngành bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nên khẩu vị của các nhà đầu tư đã nhanh chóng dịch chuyển để tập trung vào các nhóm ngành ít bị tác động, trong đó có lĩnh vực công nghệ.

Năm 2021, ngành công nghệ tài chính (Fintech) và bán lẻ (Retail) là hai ngành đứng đầu trong việc đóng góp vào sự bùng nổ của startup công nghệ Việt Nam khi lần lượt thu hút được 35% và 33% tổng số vốn đầu tư, tương đương 512 triệu USD và 469 triệu USD. Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, sự bùng nổ trong nguồn vốn đầu tư cũng đã lan tỏa sang một số ngành mới như y tế, giáo dục và chuyển đổi số trong doanh nghiệp với mức tăng trưởng ấn tượng lần lượt là 1.016%, 526% và 205%.

Sức hút mạnh mẽ của thị trường này còn được hậu thuẫn bởi các yếu tố như môi trường chính trị, xã hội ổn định, chính sách hỗ trợ và nền kinh tế có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Điều đó sẽ củng cố niềm tin của các nhà đầu tư khi gia nhập thị trường Việt Nam. Chính phủ đã linh hoạt chuyển đổi sang chiến lược sống chung với đại dịch thông qua Nghị quyết 128/NQ-CP.

Chi tiết giao dịch được đăng tải trên website https://hoca.org.vn/ hoặc liên hệ theo thông tin sau: Câu lạc bộ Doanh nghiệp Tư vấn TP.HCM (HOCA) - Phòng 801, Lầu 8, Tòa nhà Empire, 

26-28 Hàm Nghi, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM, Việt Nam.

Tel: (84) 028.6680.7246

Mobile: 091.5353.806

Email: contact@hoca.org.vn

Hơn nữa, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trị giá 15 tỷ USD cho giai đoạn 2022-2023 với mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7%/năm cũng đã được Quốc hội thông qua. Chính phủ cũng hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số với mục tiêu là đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GDP và đến năm 2030 kinh tế số chiếm 30% GDP. Thêm vào đó, Việt Nam cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khởi nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ khi sở hữu cơ cấu dân số trẻ, nguồn nhân lực dồi dào về công nghệ thông tin và truyền thông, độ phủ Internet và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao.

NHÀ ĐẦU TƯ TIỀM NĂNG

1. Nhà đầu tư là công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực tài chính tại Hàn Quốc đang quản lý tài sản trị giá hơn 40 tỷ USD. Nhà đầu tư với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đầu tư và chứng khoán và có độ nhận diện thương hiệu cao đã có mặt tại Việt Nam gần 5 năm để phục vụ các khách hàng trong nước và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay, nhà đầu tư muốn đầu tư vào công ty chứng khoán tại Việt Nam nhằm tiếp cận thị trường tài chính sôi động này.

2. Nhà đầu tư là tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam có chiến lược mở rộng và kinh doanh đa ngành. Hiện nay, nhà đầu tư đang tìm kiếm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu (thực phẩm, nước giải khát...), giáo dục bậc cao (trường cao đẳng, đại học...), logistics, công nghệ, dịch vụ y tế và tài chính với chiến lược đầu tư linh hoạt nhằm mở rộng hệ sinh thái của tập đoàn.

DOANH NGHIỆP TÌM NHÀ ĐẦU TƯ

1. Công ty được thành lập năm 2007 tại Long An. Hiện công ty đang sở hữu quyền sử dụng đất tại Long An với diện tích rộng 26.500m2 sẵn sàng cho mục đích sản xuất, kho bãi với tiềm năng chuyển đổi thành đất thổ cư. Công ty đang tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng cổ phần hiện hữu.

2. Doanh nghiệp tại Đồng Tháp muốn chuyển nhượng nhà máy gạo tại Sa Đéc với diện tích đất khoảng 25.000m2, sẵn sàng cho mục đích sản xuất hoặc kho bãi. 90% diện tích đất là cho mục đích sản xuất kinh doanh, phần diện tích còn lại là đất ở nông thôn, đất trồng cây hằng năm và lâu năm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sức hút mạnh mẽ từ startup công nghệ Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO