Giám đốc “lục bình”

ĐẶNG QUÝ YÊN| 08/04/2010 05:49

Mất sáu tháng quảng bá và... chờ đợi, Nguyễn Hồng Tân, Giám đốc Công ty cổ phần Ánh Tân Cương mới có được đơn đặt hàng đầu tiên...

Giám đốc “lục bình”

Mất sáu tháng quảng bá và... chờ đợi, Nguyễn Hồng Tân, Giám đốc Công ty cổ phần Ánh Tân Cương mới có được đơn đặt hàng đầu tiên. Thế nhưng, chỉ sau bốn năm trung thành với con đường đã chọn, giám đốc trẻ trẻ này đã chinh phục được khách hàng ở 30 quốc gia.

Làng nghề chợ Mới

Bạn bè vẫn đùa gọi anh là “giám đốc lục bình” bởi chẳng ai như anh: tốt nghiệp Khoa Quản lý Công nghiệp (Đại học Bách Khoa TP.HCM) thì về quê rồi, sáng tối đi mua lục bình, loại cây trôi sông, được ví như rác, về ngày ngày nghiên cứu. Cha mẹ anh thì như ngồi trên đống lửa khi nhìn đứa con út của mình lên thành phố, ăn học trở về mà chẳng có việc làm, chỉ chúi đầu vô máy vi tính.

Gian hàng của Ánh Tân Cương tại Hội chợ VIFA 2010

Nghe con mở miệng mượn tiền, mà số tiền ấy chỉ 50 triệu đồng, chẳng thể đủ mà làm ăn, hai ơng bà càng lo lắng. Nỗi lo lắng tiếp tục nhân đôi khi con mình bỏ Long Xuyên, trung tâm kinh tế của An Giang, về chợ Mới, một huyện nhỏ để mở cơ sở. “Không phải cứ làm theo người khác là có thể thành công. Con có con đường riêng của mình”, Tân trấn an cha mẹ như vậy rồi lao vào cơng việc. Tất nhiên, là với... cây lục bình.

Vào năm 2006, dùng lục bình làm nguyên liệu sản xuất thủ công mỹ nghệ đã không còn là chuyện mới ở Việt Nam, nhưng biến lục bình thành những sản phẩm nội thất thì Tân thuộc nhóm những người tiên phong. Anh bảo, lợi thế của nghề là không cần đầu tư nhiều vốn bởi chỉ khi có đơn đặt hàng thì mới bắt đầu triển khai sản xuất.

Trước đó, công nhân chỉ làm hàng mẫu và tập trung vào sáng tạo. Ngày ấy, cả khu chợ Mới, chẳng ai biết làm lục bình bởi ở miền Tây, nghề này chỉ thịnh ở khu vực Đồng Tháp. Để có được công nhân, Tân phải mời thợ lành nghề về dạy tại cơ sở, cũng như dạy cho cả xóm cùng làm. Anh xác định, sử dụng đội ngũ thợ vừa đủ, những phần việc phụ, có thể giao cho lao động gia công bên ngoài. Cách làm này vừa tạo công việc cho dân bản xứ, vừa an toàn cho đồng vốn trong những trường hợp không có đơn đặt hàng.

Vừa đào tạo thợ, Tân vừa đầu tư cho trang web giới thiệu công ty, thiết kế sản phẩm và quảng bá trên các trang web lớn của thế giới như Google, Alibaba... “Tôi muốn về An Giang tạo dựng sự nghiệp nhưng lại chẳng muốn việc kinh doanh rơi vào cảnh eo sèo thường gặp ở những vùng quê. Chỉ có thương mại điện tử, mới có thể giúp tơôi giải quyết bài toán đó”, Tân chia sẻ.

Vậy là từ khi có Công ty Ánh Tân Cương, người dân chợ Mới có thêm một nghề để kiếm thêm thu nhập khi rỗi việc ruộng đồng.

Lục bình đã nở hoa

Cái duyên anh đến với nghề cũng thật tình cờ. Đang học năm cuối đại học, trong những ngày lang thang trên net, tìm tài liệu học tập, thì Tân lạc chân vào trang web giới thiệu các sản phẩm trang trí nội thất của Thái Lan. Thấy mẫu mã hàng hóa xứ người quá đẹp, lại được bện từ những chất liệu gần gũi với thiên nhiên như đay, cỏ..., Tân nghĩ ngay đến lục bình.

Về quê thăm nhà, lại gặp một người bạn cũ, đang làm sản phẩm mây tre. Trao đổi với bạn về ý tưởng của mình, được biết nó có thể triển khai, Tân nung nấu ước mơ từ thuở đó.

Xưởng đóng khung của Ánh Tân Cương

Mất đến sáu tháng quảng bá và... chờ đợi, Tân mới có được đơn đặt hàng đầu tiên. Địa chỉ giao hàng là đảo Sip (Cyprus), vùng đất xa xôi tận Địa Trung Hải. Thiết kế đẹp và lạ mắt là lợi thế giúp Ánh Tân Cương chinh phục khách hàng. Khung là gỗ nhưng bên ngoài dùng hoàn toàn là lục bình, tính ra, giá thành những sản phẩm nội thất lục bình rẻ hơn so với đồ gỗ nhưng độ bền thì chẳng kém cạnh.

Nhìn lô hàng đầu tiên của mình xuất ngoại, Tân căng thẳng cho đến tận khi nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Anh chia sẻ: “Làm ăn với người ngoại quốc, quan trọng nhất là sự trung thực. Họ muốn biết đầy đủ thông tin về hàng hóa cũng như năng lực sản xuất thực sự để cĩó thể hoạch định công việc. Nếu sợ mất khách hàng mà nói quá khả năng của mình thì rất dễ bị họ tẩy chay”.

Lấy lợi nhuận từ việc xuất khẩu hàng làm vốn xoay vòng, sản xuất tiếp, Tân từng bước mở rộng mơ hình kinh doanh. Anh kể, vừa trả xong nợ cho ba mẹ, anh lại quay về mượn tiếp và lần này là mượn nhiều hơn để mở xưởng vì phải mở xưởng sản xuất bài bản do đơn đặt hàng đã lên đến số lượng rất lớn. Lần mượn tiền thứ hai, rất may là cả nhà ai cũng sẵn sàng móc hầu bao mà không còn lo lắng nhiều như trước.

Trả hết nợ, tính đến nay hơn 300 sản phẩm, từ tủ, giường, bàn ghế và cả những mảng tường bằng lục bình của Ánh Tân Cương đã có mặt trên 30 quốc gia, trong đó, nhiều nhất là châu Âu và Nam Mỹ. Chú trọng khâu thiết kế nên mỗi năm, Tân tự đặt cho mình chỉ tiêu phải có trên 20 mẫu thiết kế mới. “Qua rồi giai đoạn ăn chắc, mặc bền. Ngày nay, khách hàng sử dụng đồ gia dụng, nội thất cũng theo xu hướng thời trang. Không chú trọng vào thiết kế, xem như mất đi lợi thế cạnh tranh”, anh tiết lộ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Giám đốc “lục bình”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO