5 bài học từ câu chuyện khởi nghiệp thành công của Spotify

VI VŨ| 20/04/2018 01:00

Câu chuyện khởi nghiệp thành công của Spotify từ con số "0" thành một đế chế trong lĩnh vực stream nhạc chứa đựng nhiều bài học giá trị cho các doanh nhân trẻ.

5 bài học từ câu chuyện khởi nghiệp thành công của Spotify

Daniel EK - người viết nên câu chuyện khởi nghiệp thành công của Spotify. Ảnh: Recode

Spotify mới đây phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên (IPO) trên sàn NYSE với mã chứng khoán SPOT. Cổ phiếu Spotify bắt đầu giao dịch với giá 165,9 USD và đóng cửa ở mức 149,01, vốn hóa đạt 26,6 tỷ USD - vượt xa dự báo ban đầu của giới phân tích.

Không phải tất cả các nhà sáng lập đều dám mơ về một startup có thể IPO hàng tỷ USD. Nhưng các doanh nghiệp có thể học rất nhiều từ hành trình khởi nghiệp gần một thập kỷ của Daniel EK để đưa Spotify từ ý tưởng từng bị đánh giá không đáng một xu trở thành người hùng IPO.

1. Sáng tạo mô hình kinh doanh từ thị trường không hợp pháp

Vào năm 2001, Napster là nền tảng chứa hàng triệu lượt chia sẻ các file nhạc lậu. Khi ứng dụng này dừng hoạt động, Danieal EK nhìn ra một cơ hội lớn để phát triển: Biến những người chia sẻ trái phép này thành khách hàng của mình. CEO Spotify tự hỏi: "Nếu mọi người có thể chấp nhận phạm pháp chỉ để được sở hữu nhạc thì họ cũng có thể sẵn sàng trả một khoản tiền để mua chúng một cách hợp pháp, thỏa mãn nhu cầu cá nhân".

Giả thuyết của Daniel đã đúng, rất nhiều người dùng đồng ý bỏ ra một số tiền nhất định để được nghe nhạc có bản quyển, chất lượng cao và tải nhạc về kho lưu trữ riêng nếu cần. Ngày nay, Spotify đã sở hữu 70 triệu khách hàng đồng ý trả phí hàng tháng để hưởng các dịch vụ âm nhạc trực tuyến của hãng.

Các nhà kinh doanh có thể học được một bài học lớn trong việc tìm ý tưởng của Daniel EK, đó là sáng tạo ra các dịch vụ hoặc sản phẩm mà người dùng có thể sử dụng chúng một cách hợp pháp và tiện lợi với giá cả phải chăng từ một thị trường bất hợp pháp ban đầu.

Link bài viết

2. Hợp tác đôi bên cùng có lợi thay vì đối đầu

Trong suốt thời gian Napster còn hoạt động, nền công nghiệp âm nhạc luôn cảm thấy bị đe dọa bởi ứng dụng này. Các công ty thu âm cho rằng trang web ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn doanh thu của họ.

Việc phải đối đầu với nền công nghiệp âm nhạc là một nguy cơ xấu và có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Spotify. Những ngày đầu mới thành lập, Daniel Ek đi gặp nhiều đơn vị thu âm, các hãng đĩa và chỉ ra cho chọ thấy rằng nền tảng này vẫn có thể mang lại lợi nhuận cho họ tương tự như cách mà truyền hình cáp hay phát thanh trả tiền vẫn đang làm hiện nay. Từ đó, Spotify xoay chuyển các công ty thu âm, hãng đĩa từ thế đối đầu trở thành đối tác cung cấp sản phẩm.

3. Tự bỏ tiền vào đầu tư cho startup của chính mình trước 

Sẽ không một nhà đầu tư nào muốn bỏ vốn cho một startup mà chính bản thân người sáng lập không chịu bỏ tiền túi đầu tư vào đó trước. Khi nhà đầu tư hỏi rằng bạn sở hữu bao nhiều cổ phần, điều đó nghĩa là họ thực sự muốn biết bạn đã thực sự đầu tư bao nhiêu tiền cho ý tưởng của mình.

Daniel Ek mất rất nhiều năm kể từ khi phát triển ý tưởng đến khi nhận được số tiền đầu tư đầu tiên tại Thụy Điển. CEO Spotify và các đối tác tự đầu tư rất nhiều tiền của riêng mình vào dự án cho đến khi nó đủ lớn mạnh để tạo được sức hút riêng, và từ đó không cần tham gia các vòng gọi vốn.

Có hai bài học dành cho các nhà kinh doanh trẻ ở đây: Đừng bao giờ yêu cầu người khác phải rót vốn trong khi chính bạn cũng chưa đầu tư vào startup của mình và hãy để cho các con số về doanh thu, đối tác và tốc độ tăng trưởng tự thu hút các nhà đầu tư đến với startup của bạn.

5-bai-hoc-tu-cau-chuyen-khoi-n-3426-3859

Daniel EK đã đưa Spotify từ ý tưởng không đáng giá một xu trở thành câu chuyện khởi nghiệp thành công với giá trị vốn hóa lên tới 26 tỷ USD.

4. Kiên trì cho đến lúc có thể mở rộng và phát triển

Phát triển rộng và có tầm ảnh hưởng toàn cầu là ước mơ của nhiều doanh nhân khởi nghiệp. Nhưng trước khi mở rộng quy mô, bạn nên chắc chắn rằng mình đang sở hữu một bộ máy kinh doanh bền vững, tạo được doanh thu liên tục và có tiềm năng mở rộng. Điều này có nghĩa là không nên đầu tư và mở rộng mạng lưới nếu chưa bám trụ tốt tại thị trường ban đầu. Đây là giai đoạn xác định thị trường tiềm năng cho sản phẩm. 

Một công ty có thể bắt đầu mở rộng kinh doanh khi đã thành công trong việc tìm thị trường phù hợp cho sản phẩm. Khi đó, startup có thể thu được mức lợi nhuận tối đa trong khi chỉ phải dành ra ngân sách tối thiểu trong việc phát triển khách hàng. Mỗi khách hàng mới không chỉ mang về doanh thu đơn thuần mà còn có thể mang đến lợi nhuận lý tưởng.

Với trường hợp của Spotify, cách mà công ty này hoạt động là thành lập thành công tại Thụy Điển rồi sau đó ba năm mới mở rộng sang thị trường Mỹ và tạo sự lan tỏa toàn cầu. Vì vậy, nếu muốn mở rộng startup của mình một cách nhanh nhất, hãy thực hiện có chiến lược, cân bằng, chắc chắn, đúng thời điểm.

Link bài viết

5. Liên tục phát triển sản phẩm để thích ứng thị trường

Một điều mà nhiều người thường hiểu lầm về Thuyết Tiến hóa của Darwin rằng chỉ những loài khỏe nhất mới có thể tồn tại. Thực ra, trên thực tế, chỉ những loài linh hoạt nhất mới sống sót được trước sự thay đổi của hệ sinh thái.

Hệ thống cốt lõi của Spotify ban đầu dựa trên mạng ngang hàng (peer-to-peer network), từ người dùng đến người dùng. Tuy nhiên bảy năm sau khi thành lập, năm 2014, Spotify chuyển từ nền tảng công nghệ thông tin trực tuyến sang mô hình máy khách/máy chủ và loại bỏ mạng ngang hàng. Sự đúng đắn trong quyết định của Daniel Ek đã được minh chứng bằng sự thành công của Spotify.

Bài học rút ra ở đây cho các nhà sáng lập là phải không ngừng phát triển, ngay cả khi phải thay đổi nền tảng cốt lõi của dự án. Khách hàng sẽ chỉ quan tâm đến các giá trị mà bạn mang đến.

(Theo VnExpress - Tựa bài do DNSG Online đặt lại)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
5 bài học từ câu chuyện khởi nghiệp thành công của Spotify
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO