Tình trạng khan hiếm container vẫn diễn ra, đẩy chi phí xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp vận tải tăng cao, buộc họ có khả năng tăng cước lên khách hàng nhằm bù đắp chi phí trong ngắn hạn.
Theo Chỉ số Freightos Baltic - chuyên theo dõi giá cước vận chuyển container toàn cầu, trong năm 2020 giá cước vận chuyển container tăng 165% và từ đầu tháng 1 năm 2021 đến đầu tháng 2 năm nay tiếp tục tăng thêm 63%. Sự chuyển hướng của người tiêu dùng từ sử dụng dịch vụ sang tiêu dùng hàng hóa khiến các công ty gặp khó khăn hơn trong việc có được lượng container cần thiết để bảo đảm cho dòng di chuyển hàng hóa trên toàn cầu, đặc biệt là từ châu Á sang Âu - Mỹ. Điều này đang gây khan hiếm trầm trọng lượng container vận chuyển hàng.
Chi phí vận tải trung bình đến khối các nước phát triển vẫn ở mức cao vào tháng 2/2021, cao nhất là Bắc Âu, khoảng 8.500 USD cho 1 FEU (1 FEU bằng 2 TEU), kế đến là bờ Đông nước Mỹ (gần 5.500 USD cho 1 FEU) và bờ Tây nước Mỹ (khoảng 4.000 USD cho 1 FEU) |
Các chuyên gia giao nhận hàng hóa dự đoán tình hình container sẽ dần ổn định từ sau Tết Nguyên đán khi các công ty vận tải biển ở châu Á làm việc trong suốt kỳ nghỉ Tết vừa qua để giải quyết vấn đề tăng giá cước do khan hiếm container. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, giá cước vận chuyển sẽ khó giảm nhanh.
Vào cuối tháng rồi, chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến châu Âu đã tăng lên tới 700% do sự cân bằng của các tuyến đường thương mại bị phá vỡ bởi đại dịch, dẫn đến tình trạng thiếu container vận chuyển.
Trong khi đầu năm 2020, chi phí vận chuyển một container từ Trung Quốc đến châu Âu khoảng 2.000 USD. Bây giờ, một số công ty đang được báo giá lên đến 14.000 USD.
Lars Jensen - Giám đốc điều hành công ty tư vấn vận chuyển SeaIntelligence Consulting cho trang Hellenic Shipping News biết: “Tôi đã cố gắng xem xét dữ liệu trong 30 năm qua, chưa bao giờ thấy giá cước vận chuyển tăng vọt đến thời điểm hiện tại. Vấn đề là do sự thiếu hụt các container vận chuyển ở Trung Quốc và các khu vực khác của châu Á vì chúng bị mắc kẹt và ở sai vị trí."
Trong nửa đầu năm 2020, sự suy giảm toàn cầu do đại dịch gây ra đồng nghĩa với việc nhiều hãng tàu bị hủy bỏ. Giờ đây, các nền kinh tế châu Á đang khởi động lại và nhu cầu của phương Tây đối với hàng hóa do Trung Quốc và các nước ASEAN sản xuất đang tăng lên.
Tuy nhiên, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng châu Âu do tình trạng đóng cửa khiến container không thể được đưa về châu Á đủ nhanh.
Philip Edge - Giám đốc điều hành của công ty giao nhận hàng hóa Edge Worldwide Logistics của Anh, cho biết đại dịch “thực sự đã phá vỡ chu kỳ của chuỗi cung ứng toàn cầu".
Chi phí tăng vọt đang có tác động nghiêm trọng đến các doanh nghiệp đang phải hấp thụ chi phí hoặc chuyển chúng cho người tiêu dùng. Ngay cả các công ty lớn cũng đang phải vật lộn để gánh thêm chi phí, bao gồm The Entertainer, nhà bán lẻ đồ chơi độc lập lớn nhất của Vương quốc Anh.
William Bain, cố vấn chính sách thương mại tại British Retail Consortium, cho Politico hay: “Nếu chi phí như vậy tiếp tục tăng, thì các nhà bán lẻ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển một phần gánh nặng này cho người tiêu dùng”.
Ngoài ra, giá cước vận chuyển hàng hóa vào Anh từ Pháp và Đức - hai đối tác thương mại lớn nhất của Anh ở châu Âu - đã tăng lần lượt 50,5% và 31% vào tháng 1/2021 so với cùng tháng trước đó, theo số liệu mới từ Tim Consult Transport Market Monitor.
Nhu cầu vận tải biển toàn cầu đến cuối 2020 vẫn chưa phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch (mức 0%) |
Theo ước tính, có hơn 170 triệu container vận chuyển trên thế giới, và ước tính đã có khoảng 226 triệu chuyến đi được thực hiện bởi các container tiêu chuẩn vào năm 2019. Con số tổng thể liên tục thay đổi khi các container được tái sử dụng để làm kho chứa trên đất liền, các cửa loại cửa hàng hoặc chia nhỏ để làm phế liệu.
Triển vọng ngành sáng sủa Hội đồng Hàng hải Quốc tế và Baltic (BIMCO) kỳ vọng năm 2021 sẽ thậm chí còn tốt hơn cho ngành vận tải container so với năm 2020, vì lượng tồn đọng hiện tại sẽ mất nhiều tháng để giải quyết và các hãng vận tải đang sử dụng thế mạnh hiện tại của thị trường để chốt giá hợp đồng BIMCO là hiệp hội hàng hải quốc tế lớn nhất đại diện cho các thành viên bao gồm các nhà quản lý, nhà môi giới và đại lý ở hơn 120 quốc gia, hiện đang kiểm soát khoảng 65% trọng tải trên thế giới. Cho đến nay, mức tăng trưởng khối lượng lớn nhất đã được chứng kiến trên thương mại từ châu Á tới Bắc Mỹ. Trên tuyến này, khối lượng tăng 3,6 triệu TEU trong nửa cuối năm 2020 so với tuyến đầu tiên, trong khi khối lượng tăng 2,1 triệu TEU so với nửa cuối năm 2019, đủ để đưa tăng trưởng cả năm lên mức dương (+ 1,4 triệu TEU) . |