Châu Á "ở lưng chừng tương lai"

Dịch giả LÊ THÙY GIANG| 22/06/2016 06:47

Ở lưng chừng tương lai" gồm 100 bài viết nói về châu Á, tầm quan trọng của châu Á và sự tương tác của nó với Hoa Kỳ, viết trong khoảng thời gian 20 năm mà nhà báo Tom Plate cho là sự khởi đầu kỷ nguyên châu Á.

Châu Á

Năm 1995, nhà báo Tom Plate khởi xướng tiểu mục riêng chuyên viết về châu Á trên một tờ báo lớn của Mỹ. Sau 20 năm, ông đã chọn lọc và tổng hợp lại 100 bài viết hay nhất, đắt giá nhất của mình để đưa vào quyển sách Ở lưng chừng tương lai. Có thể nói, quyển sách giống như tuyển tập "Làn sóng xanh" của Tom Plate vậy.

Đọc E-paper

Tác phẩm gồm 100 bài viết nói về châu Á, tầm quan trọng của châu Á và sự tương tác của nó với Hoa Kỳ, viết trong khoảng thời gian 20 năm mà tác giả cho là sự khởi đầu kỷ nguyên châu Á. Tác phẩm nói đến nhiều nước, từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản tới Hong Kong, Đài Loan và Việt Nam.

Quyển sách không chỉ là tuyển tập những bài báo, sau mỗi bài còn có phần chú thích không chỉ bổ sung nguồn thông tin mới mà còn mang dấu ấn rất cá nhân, rất duyên của tác giả.

Tác giả - nhà báo Tom Plate có phong cách viết rất giản dị khiến cho độc giả mọi tầng lớp đều thấy dễ hiểu. Theo dõi những bài viết của ông, độc giả biết thêm những điều thú vị như: Đặng Tiểu Bình dọa Margaret Thatcher sẽ mang quân chiếm lấy Hong Kong nếu Anh không trao trả, hay vì sao Osama bin Laden và các thủ lĩnh Hồi giáo cực đoan có thể chiêu dụ được nhiều tín đồ, Trung Quốc có thể phạm phải sai lầm nào, Việt Nam được nhìn nhận ra sao dưới mắt nhà báo Mỹ này...

Thậm chí, nếu độc giả là bà nội trợ hay một bậc phụ huynh thì cũng có thể hào hứng với bài viết bàn về tác động của các bà mẹ châu Á. Có những bài viết đã có từ năm 2004, tức cách đây 12 năm, nhưng nếu xét trong tình hình hiện nay thì có lẽ những nhận xét của ông vẫn còn nguyên giá trị.

Tom Plate, với tư cách một nhà báo kỳ cựu cả tuổi đời lẫn tuổi nghề, trong Ở lưng chừng tương lai cũng rất mạnh dạn nói đến thực tế khắc nghiệt của nghề làm báo ở châu Á. Ông coi nhà báo là các sứ giả truyền tin gan dạ, đối mặt với hiểm nguy ở mọi nơi, ngay cả ở nơi gần chúng ta là Indonesia, một chiến trường đẫm máu ở châu Á với nhiều phóng viên thiệt mạng và bị giam cầm.

Đọc tác phẩm của Tom Plate, người đọc cũng cần có thái độ tích cực tương tự đối với nghề báo ở châu Á. Cho dù có xảy ra các cuộc tấn công phóng viên, báo chí vẫn có những chuyển biến tích cực. Giam cầm các nhà báo thì dễ, nhưng che giấu thông tin lại không dễ, với sự phổ biến của mạng xã hội như hiện nay.

Sự "tử vì đạo" của các phóng viên tại châu Á không phải là cái chết của cả nền báo chí châu Á mà trái lại, sự hy sinh của họ là một biểu tượng sâu sắc dành cho nó. Và Tom Plate khẳng định những chuyển biến khác trong truyền thông báo chí châu Á sẽ đóng vai trò chủ chốt, góp phần làm cho khu vực này tiến bộ.

Kỷ nguyên châu Á đã bắt đầu, nó là con tàu chạy đến tương lai mà tác giả tự nhận mình là hành khách nhảy lên con tàu đó, quan sát và gửi đến độc giả 20 năm đầu tiên từ buổi bình minh của kỷ nguyên này, và ông tự hào mình đang được sống "ở lưng chừng tương lai" đó.

>Qatar - "Người khổng lồ tí hon"

>Triết học cho bạn trẻ

>Huỳnh Bửu Sơn với giấc mơ đất nước hóa rồng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Châu Á "ở lưng chừng tương lai"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO