Không có kế hoạch nào hoàn toàn đúng, nhưng không hoạch định gì thì cũng không được. Dưới đây, bạn sẽ tìm được cách phân tích những thành quả thực có được từ bản kế hoạch kinh doanh của mình.
Kế hoạch – Trọng tâm của kinh doanh Không có kế hoạch nào hoàn toàn đúng, nhưng không hoạch định gì thì cũng không được.
Kế hoạch dù có sai vẫn rất cần thiết. Đó là một nghịch lý. Điều này tuy đơn giản nhưng rất quan trọng. Nó là trọng tâm của việc hoạch định kinh doanh.
Hầu hết những người lên kế hoạch cho việc kinh doanh thường không đạt được mục tiêu. Tôi không biết ai, và thậm chí chưa từng nghe nói đã có ai lường trước được cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua một cách chính xác. Vì vậy, những ai hiện đang lên kế hoạch kinh doanh thì vẫn luôn phải bổ sung, sửa chữa, phê bình và xét duyệt lại kế hoạch của mình.
Một ví dụ điển hình: Hầu như ai trong chúng ta cũng dự đoán thật nhiều cho một năm sắp tới. Việc làm đó có phải là lãng phí thời gian vô ích không? Không. Làm sao chúng ta biết mình đang ở đâu nếu không có tấm bản đồ chỉ cho ta biết ta đã đến đích hiện tại bằng cách nào?
Nếu bạn đã lập kế hoạch cho năm mà kết quả thu được lại khác nhiều so với mong đợi thì bạn nên dành thời gian để đối chiếu kết quả với kế hoạch. Hãy tìm xem sự khác biệt lớn nhất nằm ở đâu? Điểm sáng của việc kinh doanh là gì? Khi nào hàng bán chạy nhất? Bằng cách nào con số trong kế hoạch trùng với thực tế? Vì sao chúng khác biệt?
Đối chiếu kế hoạch với thực tế
Tim Berry là nhà huấn luyện “Kế Hoạch Kinh Doanh” trên trang Entrepreneur.com và cũng là chủ tịch Công ty Phần mềm Palo Alto, nơi sản xuất ra phần mềm dẫn đầu về dự án kinh doanh công nghiệp. Ông là tác giả của quyển Để Việc Kinh Doanh Trở Nên Như-Bạn-Muốn (The Plan-As-You-Go Business Plan) và đồng tác giả với Sabrina Parsons khi viết Khởi Nghiệp Trong Ba Tuần (3 Weeks to Startup). Cả hai quyển đều được phát hành bởi nhà xuất bản Entrepreneur. |
Nếu bạn chưa có kế hoạch thì bây giờ chính là lúc để bắt đầu, từ đó bạn sẽ có được tầm nhìn tốt hơn cho việc kinh doanh trong tương lai. Hãy khởi đầu từ những dự án nhỏ và đừng lo sẽ bị thất bại. Chỉ cần mỗi tháng nhìn lại, xác định những chỗ sai, cách thức và hướng phát triển lệch để sửa lại.
Chỉ nên đối chiếu với kế hoạch của một tháng. Khi phân tích kết quả, bạn có thể điều chỉnh và nâng cao hơn cho lần sau. Làm như vậy đều đặn mỗi tháng, khả năng nắm bắt thực tế của bạn sẽ tốt hơn.
Sau đó, nếu mọi việc có tái diễn thì dựa vào kinh nghiệm đã qua, bạn sẽ hiểu những tín hiệu, có khả năng dự đoán và hành động thích hợp.
Ý nghĩa của việc lập kế hoạch
Lập kế hoạch là một trong những nội dung chính của câu: “Kế hoạch có thể sai, nhưng việc lập kế hoạch là cần thiết.”
Quân đội xưa cũng có câu: “Không có kế hoạch chiến đấu nào đánh thắng được quân thù trong cuộc đọ sức đầu tiên.” Tuy vậy, cả trong chiến đấu lẫn kinh doanh, nếu không có kế hoạch gì vào phút khởi đầu, bạn sẽ không biết phục hồi hoặc điều chỉnh kế hoạch của mình ra sao.