Công nghệ thay đổi diện mạo thị trường laptop

ĐĂNG HÙNG| 27/04/2017 06:00

Công nghệ ngày càng phát triển nên laptop có sức mạnh không thua kém máy tính để bàn, lại mỏng nhẹ, cơ động, thời lượng pin dùng được lâu hơn và máy không bị nóng khi dùng trong thời gian dài.

Công nghệ thay đổi diện mạo thị trường laptop

Công nghệ ngày càng phát triển nên các thiết kế về bộ xử lý, phần cứng đồ họa cho các thiết bị di động đã có hiệu suất cao hơn rất nhiều, giúp cho laptop có sức mạnh không thua kém máy tính để bàn, lại mỏng nhẹ, cơ động, thời lượng pin dùng được lâu hơn và máy không bị nóng khi dùng trong thời gian dài.

Đọc e-paper

Tiền nào của nấy

Trong lĩnh vực phần cứng, Hãng Nvidia đã giới thiệu dòng card đồ họa đến thế hệ thứ 10 trong năm 2017, đặc biệt là dòng card đồ họa dùng riêng cho laptop đã không còn phân cấp giữa dòng di động có ký hiệu m (mobility) và dòng card màn hình được trang bị cho máy tính bàn.

Vì thế, những laptop cao cấp sở hữu card đồ họa thế hệ mới này sẽ có hiệu suất tương tự máy tính để bàn nhưng có tính cơ động cao hơn và có sự chênh lệch lớn về giá cũng như khó nâng cấp hơn.

Chẳng hạn như Hãng MSI với sản phẩm MSI GT83VR 7RF TITAN SLI GTX1080 được trang bị bộ xử lý thế hệ mới nhất Core i7 do Intel sản xuất trên tiến trình 14nm giúp giảm tối đa điện năng tiêu thụ, bộ nhớ 32GB, màn hình 18,4inch có tần số quét 120Hz, bàn phím cơ switch Cherry MX và đặc biệt được trang bị 2 card đồ họa bên trong là GTX1080 8GB. Giá chiếc laptop này đã vượt ngưỡng 100 triệu đồng và là niềm mơ ước của nhiều người.

Hãng Dell New Alienware ra mắt thị trường sản phẩm 17 R4 2017 với giá bán khoảng 80 triệu đồng, cũng sở hữu cấu hình tương tự sản phẩm của Hãng MSI nhưng chỉ trang bị một card xử lý đồ họa GTX1080 8GB.

Asus ROG G701VI-XB72K của Hãng Asus có cấu hình cũng giống với sản phẩm của Hãng Dell nhưng dùng bộ xử lý Core i7 cũ hơn nên giá chỉ còn xấp xỉ 70 triệu đồng.

>Máy tính: qua rồi thời tự ráp

C
họn phương án tiếp cận người dùng

Trước đây, người dùng thường đến các siêu thị điện máy lớn hoặc trung tâm công nghệ để mua laptop, nhưng giờ đây đã có nhiều dạng cửa hàng có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Và các hãng chuyên cung cấp sản phẩm công nghệ cũng bắt đầu thay đổi phương pháp tiếp cận để tìm ra khách hàng trọng tâm.

Theo ông Nguyễn Quốc Bảo, phụ trách marketing của Hãng MSI: "Các dòng laptop giải trí cao cấp đang tiếp cận khách hàng thông qua các cửa hàng bán lẻ tương tự mô hình của điện thoại di động như Azshop, An Phát, GearVN, XGEAR... Sự khác biệt chính là đội ngũ bán hàng ở những cửa hàng này am hiểu sản phẩm nên có thể tư vấn cặn kẽ cho khách hàng, làm họ hài lòng".

Các hãng như Dell, Asus, Lenovo, Acer... có rất nhiều phân khúc sản phẩm, nên họ vẫn tập trung phát triển ở kênh siêu thị, điển hình là các siêu thị điện máy lớn như Nguyễn Kim, Điện Máy Xanh...

Năm 2016, Hãng MSI dẫn đầu thị trường ở phân khúc laptop giải trí cao cấp nhờ chọn đúng kênh phân phối. Asus cũng "noi gương" MSI, tìm đến các kênh bán hàng tập trung hơn nên các dòng laptop của Hãng ra mắt thị trường năm 2017 đã có doanh số tốt hơn trong những tháng đầu năm.

Trong khi đó, hai hãng HP và Lenovo lại thành công ở phân khúc sản phẩm chất lượng nhưng chỉ dành cho doanh nghiệp.

Đại diện ngành hàng laptop của Hãng HP cho biết: "Sẽ có sự thay đổi trong đặc điểm của các dòng sản phẩm HP tại thị trường Việt Nam trong năm 2017 nhưng không đáng kể. Chẳng hạn với các dòng Pavillion sẽ không có các mẫu dùng bộ xử lý AMD, các dòng Envy sẽ dùng bộ xử lý Intel và sử dụng card đồ họa tích hợp cũng từ Intel, không có card đồ họa của Nvidia hoặc AMD chuyên dùng cho game thủ”.

Các dòng máy chuyên game của Hãng Lenovo như Y series 920, 520... có giá bán từ 20 - 45 triệu đồng/bộ, chất lượng không thua kém sản phẩm của các thương hiệu khác nhưng chưa thu hút được người dùng.

Trong khi đó, phân khúc sản phẩm dành cho doanh nghiệp thuộc nhóm mẫu Yoga của Hãng lại được người dùng quan tâm vì giá hợp lý và chất lượng ổn định. Theo thống kê của Tạp chí LaptopMag đầu năm 2017 dựa theo 4 tiêu chí: hiệu năng, hỗ trợ người dùng, chất lượng thiết kế và giá bán, thương hiệu Lenovo đã vượt lên dẫn đầu, còn Apple với sản phẩm Macbook đã rớt xuống vị trí số 5.

Nhìn chung, thị trường laptop cao cấp đã bắt đầu có sự phân hóa rõ nét giữa hai nhóm người dùng gồm: giới trẻ am hiểu sản phẩm và yêu thích công nghệ, nhóm còn lại là doanh nhân sẽ chọn những dòng máy mỏng, gọn nhẹ, pin dùng từ 10 - 12 tiếng/ngày và giá cũng thể hiện "đẳng cấp" của người dùng. Chẳng hạn như cuối tháng 4/2017, HP đã ra mắt chiếc laptop Spectre X360 nhắm đến giới doanh nhân với giá bán 42 triệu đồng/bộ. 

>“Rác công nghệ” và “ước mơ số”

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Công nghệ thay đổi diện mạo thị trường laptop
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO