Nhiều hội kêu khó

XUÂN LỘC| 09/04/2015 01:16

Tuần qua, Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM (HUBA) đã tổ chức đoàn công tác đến Hội Lương thực - Thực phẩm (FFA), Hội Dây và Cáp điện (HECA), Hội Da Giày TP.HCM (SLA) để nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động của các hội này.

Nhiều hội kêu khó

Tuần qua, Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) đã tổ chức đoàn công tác đến Hội Lương thực - Thực phẩm (FFA), Hội Dây và Cáp điện (HECA), Hội Da Giày TP.HCM (SLA) để nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động của các hội này.

Đọc E-paper

Báo cáo với đoàn công tác, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch FFA, cho biết, nhằm giải quyết tài chính cho các hoạt động của hội, cuối năm 2014, FFA thành lập công ty cổ phần phân phối hàng của các doanh nghiệp (DN) hội viên đến cán bộ, nhân viên, công nhân trong các công ty.

Hàng hóa đảm bảo chất lượng và giá thành rẻ hơn siêu thị từ 6% đến 8% (hình thức bán trả chậm, cuối tháng nhờ kế toán các DN thu tiền hộ).

Đây là mô hình mới, đang thử nghiệm và FFA đang xin thành phố hỗ trợ 1 tỷ đồng để phối hợp với các trường đào tạo nghề nhằm đào tạo công nhân lành nghề phục vụ cho ngành lương thực, thực phẩm của thành phố. Ngoài ra, FFA đang đăng ký cấp nhãn hiệu FFA cho các DN trong ngành đủ điều kiện.

Khảo sát gần đây của FFA cho thấy, trước thềm hội nhập ASEAN, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)... nhưng có đến 80% DN chưa chuẩn bị tinh thần, các nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất đa phần là nhập khẩu.

Hiện tại, DN của Việt Nam muốn đưa hàng vào siêu thị nước ngoài tại Việt Nam như Lotte, Big C... nhưng rất khó khăn. Sở Công Thương TP.HCM và FFA đã phối hợp tổ chức buổi đối thoại mời lãnh đạo các siêu thị nói trên và DN nhưng các siêu thị chỉ cử lãnh đạo bộ phận mua hàng tham dự nên vấn đề chưa được giải quyết.

Ngành da giày Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu lớn góp phần tăng trưởng GDP của quốc gia nhưng giá trị gia tăng chưa cao bởi chủ yếu là gia công, vì thế ngành da giày phải chịu sức ép về giá cả, chất lượng, nguồn nhân lực...

Ông Nguyễn Văn Khánh, Tổng thư ký Hiệp hội Giày (SLA) cho biết, khi Việt Nam tham gia TPP thì lợi thế trước tiên của ngành da giày là xóa bỏ mức thuế hiện tại từ 3,5 - 57.4% để hưởng ưu đãi 0%, từ đó giúp DN ngành da giày tăng trưởng xuất khẩu.

Hiện nay, ngành da giày là một trong những ngành quan trọng trong đàm phán của phía Việt Nam tại TPP. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của ngành da giày vẫn là phải nhập tới trên 80% - 85% nguyên liệu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ...

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ tịch HĐQT/Tổng giám đốc Công ty Giày Vinh Thông, kiêm Phó chủ tịch SLA, cho biết thêm, ngành gia dày áp dụng nguyên tắc xuất xứ minh bạch và dễ sử dụng nên có nhiều điều kiện phát triển tại thị trường Mỹ. Ngành này hưởng lợi từ TPP khi hình thành chuỗi cung ứng mới và các bên khai thác triệt để lợi ích lẫn nhau.

Ông Nguyễn Lộc, Tổng giám đốc Công ty CP Dây Cáp điện Việt Nam, Chủ tịch HECA cho biết, nhiều DN hội viên đang gặp khó khăn với nạn hàng giả, bị ảnh hưởng đến uy tín. Như một số vụ cháy gần đây, trong đó có có cháy bảng quảng cáo, một trong những nguyên nhân là do công trình sử dụng dây điện kém chất lượng.

Do đó kế hoạch trong tháng 4 này, Hội sẽ phối hợp với HUBA tổ chức hội thảo về chống hàng gian, hàng giả trong ngành dây cáp điện nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng cho DN hội viên và cả người tiêu dùng.

Sau khi lắng nghe phần báo cáo, chia sẻ của các Hội, ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch HUBA đã ghi nhận kiến nghị của các hội và sẽ có văn bản báo cáo, đề xuất lên các cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền.

Riêng đề xuất của FFA, ông Huỳnh Văn Minh ủng hộ các hoạt động của FFA, nhưng để điều hành công ty hoạt động hiệu quả là rất khó, HUBA và một số hội cũng đã thành lập các công ty cổ phần nhưng hoạt động không hiệu quả. HUBA ủng hộ FFA trong việc gắn nhãn hiệu FFA cho các DN ngành lương thực thực phẩm đủ điều kiện.

>Hiệp hội cùng doanh nghiệp gỡ khó
>Tham gia thị trường chung: Hiệp hội DN cũng cần đoàn kết
>Chuẩn bị bộ công cụ tự đánh giá năng lực hiệp hội
>Hiệp hội Du lịch Nhật Bản thăm Hiệp hội Du lịch Việt Nam

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhiều hội kêu khó
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO