Ngày thi thứ 6: Không có dự án nào đạt giải

PHÚC AN| 03/09/2013 08:05

Bốn thí sinh dự thi với 4 đề án thuộc lĩnh vực quà tặng, văn phòng phẩm đã có cơ hội trình bày ý tưởng và nghe phản biện từ hội đồng giám khảo.

Ngày thi thứ 6: Không có dự án nào đạt giải

Sáng 3/9, sau kỳ nghỉ lễ, các thí sinh của Giải thưởng tài năng Lương Văn Can 2013 tiếp tục trở lại vòng phỏng vấn trực tiếp trước ban giám khảo. Bốn thí sinh dự thi với bốn đề án thuộc lĩnh vực quà tặng, văn phòng phẩm đã có cơ hội trình bày ý tưởng và nghe phản biện từ Ban giám khảo bao gồm: ông Nguyễn Thanh Tân - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Quốc tế BMG, bà Đinh Hà Duy Trinh - Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ Tin học HPT, bà Ngô Thị Báu - Giám đốc công ty TNHH SX-TM Nguyên Tâm (Foci).

Các thí sinh chụp ảnh lưu niệm cùng BGK

Nguyễn Thị Đinh San – sinh viên ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM giới thiệu dự án quà lưu niệm Saigon Corner. Với mong muốn phục vụ nhu cầu của du khách nước ngoài muốn tìm mua các sản phẩm quà lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Việt Nam, Đinh San đã kết hợp với đối tác có chuyên môn về thiết kế để cho ra đời các sản phẩm áo thun, huy hiệu, móc khóa… với đặc trưng riêng biệt của văn hóa Sài Gòn.

>2 thí sinh đầu tiên đạt giải
>
Ngày thi thứ 2: Nguyễn Lê Minh Triết vượt lên dẫn đầu
> Ngày thi thứ 3: Thí sinh ngành xã hội đạt điểm cao nhất
> Ngày thi thứ 4: Sinh viên ĐH Tân Tạo đạt điểm kỷ lục
> Ngày thi thứ 5: Thí sinh giành giải sau 4 lần dự thi

Giám khảo Nguyễn Thanh Tân đánh giá mục tiêu của dự án chưa rõ ràng. Để giảm tính chủ quan của dự án, Đinh San cần xem lại chính sách marketing cũng như quyền lợi nhân viên.

Giám khảo Đinh Hà Duy Trinh nhận xét dự án của Đinh San ý tưởng tốt, phần trình bày được chuẩn bị chu đáo, có cả sản phẩm mẫu sinh động nhưng bài toán tài chính rất khó khả thi và còn nhiều điểm chưa rõ. Khâu sản xuất cụ thể như thế nào cũng không được thí sinh trình bày rõ trong bài.

Giám khảo Ngô Thị Báu nhận xét ý tưởng của Đinh San rất thú vị và khả thi, đặc biệt là phần tag đi kèm, sản phẩm cũng có thế mạnh thiết kế. Tuy nhiên, những điểm đặc trưng mà San đưa ra chưa phải là đặc trưng của Sài Gòn. Hệ thống phân phối của Saigon Corner cũng chưa thuyết thục được giám khảo này vì bà cho rằng bán online không nhắm đến thói quen của khách du lịch.

Giám khảo Ngô Thị Báu nói thêm, các bạn sinh viên đam mê kinh doanh nên mạnh dạn tham gia những cuộc thi như thế này để rút ra thêm kinh nghiệm, bớt tính chủ quan vì khi làm kinh doanh, doanh nhân không nhìn dưới góc nhìn của mình, mà dưới góc nhìn của khách hàng. Các bạn trẻ mới khởi nghiệp kinh doanh nên đi từ cái nhỏ đến cái lớn.

Tống Thị Vân Trang – sinh viên ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM - cô gái có quyết tâm cao độ đã tự tin trình bày trước BGK dự án “Chuỗi cửa hàng tiện lợi cho nhân viên văn phòng Stafface”. Từng có kinh nghiệm với cửa hàng văn phòng phẩm của gia đình, Vân Trang ấp ủ dự án từ lâu với mong muốn chuyên nghiệp hóa hoạt động của cửa hàng theo mô hình one-stop-shop để phục vụ đối tượng khách hàng mục tiêu là nhân viên văn phòng các quận trung tâm.

Giám khảo Ngô Thị Báu đánh giá, dự án tuy có ý tưởng xuất sắc nhưng quá lớn và còn chủ quan. Điểm cộng của Vân Trang là bạn đã biết cách vận hành thực tế và bài bản công việc kinh doanh của một cửa hàng. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên bài toán tài chính bị gãy ngay từ đầu vì vốn đầu tư quá thấp, không đúng thực tế.

Giám khảo này cũng dặn dò chung các thí sinh cần nỗ lực tìm tòi nhiều hơn nữa. Chúng ta đang ở trong thế giới phẳng, hãy tìm hiểu những mô hình kinh doanh hàng hiệu đã có sẵn trên thế giới và địa phương hóa nó, đừng cất công suy nghĩ lại những gì đã được phát triển. Bà cũng lo lắng cho các thí sinh khi khởi nghiệp thất bại, thì cái mất lớn nhất của các bạn trẻ không phải chỉ là mất tiền, mà là mất niềm tin với bản thân, mất uy tín với gia đình, bạn bè.

Ấn tượng với nhiệt huyết của của Vân Trang, giám khảo Ngô Thị Báu hứa sẽ dành thời gian cuối tuần để cùng Vân Trang thảo luận những điểm còn thiếu sót của dự án.

Đánh giá dự án này, giám khảo Nguyễn Thanh Tân cho rằng Vân Trang cần định vị lại mục tiêu của cửa hàng và chỉ chọn một mục tiêu duy nhất chứ không nên ôm đồm kinh doanh quá nhiều sản phẩm. Vị trí cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự thành bại của cửa hàng nên cần tính toán cẩn thận hơn.

Giám khảo Đinh Hà Duy Trinh góp ý thêm, với diện tích cửa hàng như dự kiến thì không thể đủ khả năng phục vụ cho số lượng khách mà Vân Trang dự định thu hút đủ để có thể hoàn vốn. Sau phần nhận xét, BGK động viên Vân Trang tiếp tục giữ tinh thần quyết tâm, sự tự tin hiện có, cẩn trọng trong từng bước đi để theo đuổi và hoàn thành dự án mà mình đam mê.

Phan Thị Cẩm Vân - ĐH Kinh tế TP.HCM là thí sinh thứ 3 dự thi với đề án “Dịch vụ Book Change, một cầu nối giữa những con người yêu sách”. Cẩm Vân giới thiệu hai thương hiệu là BookChange Cloud và BookChange Rainbow với mô hình trao đổi mua bán sách cũ tại cửa hàng và ở lề đường.

Giám khảo Duy Trinh nhận xét nếu đây là dự án phi lợi nhuận có nhà tài trợ thì sẽ là một dự án vì cộng đồng rất khả thi nhưng nếu là dự án kinh doanh thì bài toán tài chính chưa hoàn chỉnh. Giám khảo Thanh Tân cho rằng các thí sinh nên bỏ qua phần tài chính khỏi đề án thì BGK sẽ dễ nhận xét và đánh giá ý tưởng hơn. Ngoài ra, giám khảo này cũng động viên thí sinh nên nghiên cứu làm lại phần tài chính, tiếp tục theo đuổi ý tưởng và tham khảo kinh nghiệm để nảy ra những giải pháp khả thi hơn cho ý tưởng của mình.

Thí sinh dự thi cuối cùng trong ngày 3/9 là Lê Thị Kim Thơ – ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM với dự án “Tặng phẩm bình an, may mắn và hạnh phúc - Quả cầu giấy”. Kim Thơ đã có phần trình bày thu hút, chân thành với những câu thơ, tục ngữ, ca dao ý nghĩa. Slogan của sản phẩm quà tặng này là “Món quà nhỏ, niềm vui to, không lo về giá”. Kim Thơ cũng mang đến buổi thi sản phẩm mẫu là quả cầu giấy loại trung do chính bạn tự làm.

Giám khảo Duy Trinh đánh giá ý nghĩa và cách đặt vấn đề cho sản phẩm rất hay. Nếu như Kim Thơ xem xét ý tưởng dưới góc độ nhỏ hơn như bán trong nội bộ trường học thì dự án sẽ khả thi hơn. Để dự đoán nhu cầu và dung lượng thị trường, đáng lẽ Kim Thơ nên thử kinh doanh sản phẩm này tại các sự kiện sinh viên hoặc giao lưu văn hóa để có cơ sở đánh giá tính khả thi.

Giám khảo Thanh Tân cũng đồng tình, vấn đề của dự án là dung lượng thị trường, vì nếu Kim Thơ chỉ mở cửa hàng để kinh doanh duy nhất một sản phẩm thì không hề dễ thu hút khách hàng. Tiếp thị qua Facebook cũng không rẻ và không hề miễn phí như các bạn sinh viên thường nghĩ. Để tự chăm sóc trang và kéo fan cũng cần ít nhất một nhân sự chăm lo nội dung và chắc chắn việc này tốn phí. Thông thường các doanh nghiệp phải trả phí để hiển thị quảng cáo và số tiền này không hề nhỏ.

Kết thúc ngày thi thứ 6, không có thêm thí sinh nào hội đủ điều kiện để đạt giải thưởng.

Chánh chủ khảo Nguyễn Thanh Tân đánh giá chung phần thi của các thí sinh ngày 3/9:

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ngày thi thứ 6: Không có dự án nào đạt giải
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO