Không gian chính sách không còn nhiều trong WTO và FTA

NGUYỄN THỊ THU TRANG - Giám đốc Trung tâm WTO - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (D.KHUÊ ghi| 17/06/2015 01:02

Các cam kết trong WTO về mặt thuế quan chỉ được giảm, không phải loại bỏ thuế, cho nên không gian chính sách có thể sử dụng thuế quan để bảo vệ cho các ngành sản xuất nội địa vẫn được xem là còn khá rộng, nhưng đến khi Việt Nam ký kết các FTA, thì không gian này đã hẹp đi rất nhiều.

Không gian chính sách không còn nhiều trong WTO và FTA

Việt Nam bắt đầu đổi mới kinh tế từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, song những cam kết mở cửa thương mại cho các nước để đổi lại các nước khác cũng mở cửa giao thương kinh tế với Việt Nam thì phải đến năm 1995, khi Việt Nam bắt đầu đàm phán, tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

Đọc E-paper

Đến nay, Việt Nam đã có nhiều đợt đưa ra những cam kết mở cửa nền kinh tế với thế giới và thực hiện khá tốt.

Sau khi gia nhập WTO thì Việt Nam thấy rằng WTO mới chỉ là "sàn chung", phải cần nhiều hơn sàn chung đó, tức phải tiếp cận thị trường những đối tác mạnh.

Vì thế, Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á - Âu (gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan)...

Tính đến nay, Việt Nam đã ký hơn 200 hiệp định thương mại song phương và hiệp định bảo hộ đầu tư với các đối tác. Chúng ta cần hiểu cam kết gia nhập WTO và các hiệp định thương mại tự do khác nhau như thế nào.

Nguyên tắc WTO là nguyên tắc không phân biệt đối xử, được thể hiện bởi nguyên tắc đối xử quốc gia, tức không được phân biệt đối xử giữa hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp nước mình với hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp của các nước khác, và nguyên tắc tối hệ quốc, tức phải đối xử công bằng với tất cả các nước tham gia WTO.

Tuy nhiên, WTO lại cho phép ngoại lệ đối với những trường hợp thỏa thuận thương mại tự do, tức được phân biệt đối xử, điều ngày có nghĩa đối với những thỏa thuận mà các bên thống nhất sẽ tự do phần lớn thương mại.

Đây chính là lý do tại sao có những FTA tồn tại và cho phép đối xử phân biệt ưu tiên thông qua các thỏa thuận.

Cho nên thời gian đầu Việt Nam đàm phán TPP, nhiều người cho rằng cứ đàm phán, nhưng làm sao giữ được như WTO, điều này là không thể có, vì bản chất của các FTA là thương mại tự do, nếu không tự do hơn thì các nước không cần đàm phán TPP, chỉ cần WTO là đủ.

Với các hiệp định thương mại tự do, hiện nay tồn tại hai vấn đề.

Một là những FTA thế hệ cũ, tức những hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký trong khuôn khổ ASEAN và thậm chí là những FTA song phương giữa Việt Nam - Nhật, Việt Nam - Chile chỉ quan tâm đến tự do trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, có nghĩa là loại bỏ phần lớn các dòng thuế mà không đả động đến các vấn đề thể chế, càng không động gì đến quyền của nhà nước trong việc bảo vệ các ngành sản xuất nội địa.

Cho đến nay, chỉ có WTO là có nhiều cam kết về thể chế, nó động đến quyền điều hành của nhà nước.

Hai là, đối với các FTA thế hệ mới thì không chỉ có thương mại hàng hóa, mà còn có thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ theo phương pháp chọn bỏ hay chọn cho.

Trong WTO, Việt Nam mở của cho các đối tác về mặt dịch vụ theo phương pháp chọn cho, có nghĩa Việt Nam sẽ lựa chọn những dịch vụ để doanh nghiệp các nước được vào theo những điều kiện Việt Nam quy định.

Có thể thấy cam kết trong WTO về mặt thuế quan chỉ được giảm, không phải loại bỏ thuế, cho nên không gian chính sách có thể sử dụng thuế quan để bảo vệ cho các ngành sản xuất nội địa vẫn được xem là còn khá rộng, nhưng đến khi Việt Nam ký kết các FTA, thì không gian này đã hẹp đi rất nhiều.

Đôi khi chúng ta vẫn nghe thông tin có nhiều hàng hóa Việt Nam khi ra nước ngoài không đáp ứng được những tiêu chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hay không sạch côn trùng từ phía đối tác với mục tiêu rất hợp lý là bảo vệ môi trường nước sở tại.

Nhưng thực ra đây chính là hàng rào phòng vệ thương mại về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm được đối tác lập ra để bảo vệ cho ngành sản xuất của nước họ, khi các biện pháp về trợ cấp, đối kháng, thuế quan hầu như không còn nhiều.

Theo đó, trên thực tế đã có nhiều nước sử dụng biện pháp này và đang lạm dụng ngày một nhiều.

>Tác động FTA với không gian chính sách hỗ trợ ngành kinh tế

>8 năm gia nhập WTO: Trâu chậm uống nước đục

>FTA và thách thức kiện bán phá giá

>FTA - cơ hội vàng, nhưng không phải "cây đũa thần"

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Không gian chính sách không còn nhiều trong WTO và FTA
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO