Hành trình chuyển đổi năng lượng xanh của PV GAS

Mạnh Hùng| 05/07/2023 03:31

Nằm trong kế hoạch và chiến lược phát triển thị trường khí tại Việt Nam, vào ngày 10/7/2023 tới đây, PV GAS sẽ tiếp nhận chuyến tàu chở 7.000 tấn LNG đầu tiên cập bến Kho cảng Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Hành trình chuyển đổi năng lượng xanh của PV GAS

Ông Phạm Văn Phong - Tổng Giám đốc Tổng Công ty khí Việt Nam (PV GAS) cho biết, với sứ mệnh mang nguồn năng lượng sạch từ thiên nhiên phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, PV GAS là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp giấy phép, sẵn sàng đầu tư và nhập khẩu khí LNG cho sản xuất điện và các hộ tiêu thụ khác.

"Và việc sẽ tiếp nhận gần 70.000 tấn LNG vào ngày 10/7/2023 tới đây là một trong những bước đầu tiên trong Hành trình chuyển đổi năng lượng xanh của PV GAS", ông Phong nói.

Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG (Liquefied Natural Gas) là sản phẩm của quá trình chuyển đổi khí tự nhiên từ trạng thái khí thành dạng lỏng, được thực hiện bằng cách làm lạnh xuống -162 độ C, tại áp suất khí quyển và loại bỏ hết tạp chất; chỉ chiếm 1/600 thể tích so với khí thiên nhiên ở điều kiện tiêu chuẩn. LNG được coi là một giải pháp quan trọng để đáp ứng nhu cầu năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu điện tăng “nóng” như hiện nay và yêu cầu phát triển đồng bộ, hợp lý, đa dạng các nguồn năng lượng theo đúng tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhấn mạnh yêu cầu phát triển công nghiệp khí, ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng. Mục tiêu đủ năng lực nhập khẩu khí LNG khoảng 8 tỷ m3 vào năm 2030 và 15 tỷ m3 vào năm 2045.

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (còn gọi là Quy hoạch điện VIII) được Chính phủ thông qua mới đây cũng đã định hướng phát triển các dự án nhà máy điện dùng nhiên liệu truyền thống chuyển sang sử dụng LNG với quy mô rất lớn từ 0% năm 2020 lên xấp xỉ 22.400 MW năm 2030, chiếm gần 14,9% tổng quy mô nguồn năm 2030.

Đây là những chính sách định hướng chiến lược để thúc đẩy sử dụng khí LNG như một nguồn năng lượng sạch và hiệu quả. Những chính sách này định hướng việc sử dụng khí LNG như một nguồn năng lượng mới và đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng. Điều này rất quan trọng để giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng truyền thống như dầu mỏ và than đá. Việc đa dạng hóa nguồn cung cấp giúp giảm rủi ro trong tình hình biến đổi khí hậu và giúp tăng cường sự ổn định năng lượng.

Kho cảng LNG Thị Vải là tổ hợp LNG đầu tiên có quy mô lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam, với công suất qua kho là 1 triệu tấn LNG/năm trong giai đoạn 1, và nâng cấp lên 3 triệu tấn LNG/năm vào giai đoạn 2.

Công trình Kho cảng LNG Thị Vải được PV GAS chú trọng đầu tư xây dựng từ những năm 2019, tiếp nhận được tàu LNG tải trọng lên đến 100.000 tấn, với bồn chứa LNG 180.000 m3 và các thiết bị công nghệ hàng đầu và tiên tiến nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam và quốc tế; đảm bảo vận hành an toàn theo như Nghiên cứu Khả năng Tương thích Tàu - Bờ (Ship-Shore Compatibility Study).

-4248-1688597835.jpg

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hành trình chuyển đổi năng lượng xanh của PV GAS
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO