Tận dụng đòn bẩy thương hiệu quốc gia để tạo dựng vị thế mới

YN| 21/04/2021 04:35

Các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào việc đạt được danh hiệu “Thương hiệu quốc gia” mà hãy nhìn vào những giá trị doanh nghiệp có thể tận dụng được từ đây.

Tận dụng đòn bẩy thương hiệu quốc gia để tạo dựng vị thế mới

Chia sẻ tại hội thảo “Tận dụng đòn bẩy thương hiệu quốc gia Việt Nam – Nâng tầm thương hiệu sản phẩm Việt” do Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công thương phối hợp cùng với MVV Group tổ chức mới đây, ông Nguyễn Thanh Sơn- Chủ tịch MVV Group chia sẻ: “Các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào việc đạt được danh hiệu “Thương hiệu quốc gia” mà hãy nhìn vào những giá trị doanh nghiệp có thể tận dụng được từ đây. Thương hiệu quốc gia sẽ cung cấp cho doanh nghiệp bộ công cụ bao gồm các phương thức thực hiện, chỉ số đo lường để doanh nghiệp Việt Nam biết cách vận hành và thay đổi, giúp doanh nghiệp soi chiếu xem mình đang ở đâu, cần phải làm gì, đánh giá hiệu quả các hoạt động đang triển khai và  sức mạnh nội tại của doanh nghiệp.”

Ông Sơn cũng chỉ ra cách thức quảng bá vị thế thương hiệu quốc gia qua 6 cột trụ của truyền thông cho thương hiệu doanh nghiệp, gồm có: Vị thế dẫn dắt; Tầm nhìn doanh nghiệp; Hình ảnh doanh nghiệp; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR); Truyền thông nội bộ, quan hệ báo chí. 

Quan tâm đến những vấn đề này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho biết hiện nay họ vẫn còn gặp khó khăn trong việc tìm ra một phương pháp đo lường và đánh giá hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng thương hiệu. Hơn nữa, chiến lược thương hiệu xây dựng dựa trên khuôn mẫu chung chưa thể giúp doanh nghiệp có thể tạo ra được sự khác biệt.

Chu-ti-ch-MVV-Group-Nguye-n-Th-6621-9560

Ông Lại Tiến Mạnh – Giám đốc công ty Mibrand cũng cho biết: “Các công ty trong chương trình thương hiệu quốc gia phải tuân thủ ba giá trị cốt lõi là chất lượng, đổi mới và năng lực tiên phong. Vậy làm thế nào để thể hiện các giá trị đó trong môi trường riêng của mình sẽ là vấn đề sống còn. Các giá trị này không phải là các khẩu hiệu mà nó cần được biến thành các hành động cụ thể để đảm bảo tính tương thích giữa hành động, lời nói với các giá trị trong chương trình Thương hiệu quốc gia. Hãy đặt câu hỏi thương hiệu của bạn đang ở đâu và chỉ khi bạn biết mình đang ở đâu trên thị trường, so với các đối thủ thì mới có thể xây dựng được chiến lược phát triển tốt nhất cho thương hiệu của mình”.

Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp dẫn đầu, chuyên gia về văn hoá doanh nghiệp, ông Lê Quang Vũ – giám đốc công ty BlueC cũng cho rằng, việc xây dựng lòng tự hào về thương hiệu quốc gia phải được xây dựng trong nội bộ cán bộ công nhân viên như một văn hoá. Điều này tạo ra sự gắn kết giữa các cá nhân với tổ chức và giúp nâng cao hiệu quả công việc. Từ đó, thương hiệu công ty cũng phát triển theo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tận dụng đòn bẩy thương hiệu quốc gia để tạo dựng vị thế mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO