Đổi mới sáng tạo trong ngành giải trí - truyền thông

A.V| 06/12/2021 03:30

Thị trường kinh tế sáng tạo ở Việt Nam có thể được xem là đang "bùng nổ mạnh mẽ" để giúp nhiều người có nguồn thu nhập ổn định và vững chắc.

Đổi mới sáng tạo trong ngành giải trí - truyền thông

Định giá thị trường Truyền thông trực tuyến Việt Nam đến năm 2019 là 2,8 tỷ USD, đứng thứ 3 Đông Nam Á.

Nhận định trên đến từ Giám đốc Vận hành Sản phẩm, TikTok Việt Nam Nicolas Phạm. Theo ông, nền kinh tế sáng tạo (KTST) là một thị trường vẫn còn mới, chưa được nhiều người hiểu rõ và thị trường KTST ở Việt Nam có thể được xem đang "bùng nổ mạnh mẽ" để giúp nhiều người có nguồn thu nhập ổn định và vững chắc. 

Chia sẻ trên được vị giám đốc bày tỏ tại toạ đàm Nền KTST: Trao quyền cho nhà sáng tạo (NST) nội dung và doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KN ĐMST) trong lĩnh vực Giải trí và Truyền thông (GT&TT)". Toạ đàm diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn ĐMST trong ngành GT&TT 2021 với chủ đề Tương lai trong tầm tayDiễn đàn được tổ chức bởi Làng Công nghệ GT&TT và các đơn vị, đồng hành cùng Ngày hội Khởi nghiệp ĐMST Quốc gia – TechFest Vietnam 2021

Không chỉ mang đến đối thoại giữa các chuyên gia, lãnh đạo DN quanh chủ đề làm thế nào để hệ sinh thái DN KN ĐMST Việt nắm bắt cơ hội phát triển của ngành GT&TT trước bối cảnh tương lai mới sau Covid-19, sự kiện còn là nơi gặp gỡ và "điểm chạm" của các chuyên gia với cộng đồng ngành GT&TT cả ở trong nước lẫn quốc tế.

Link bài viết

Trao quyền cho NST nội dung

Theo báo cáo của Signal Fire, trong 50 triệu NST ngày nay, 48 triệu là người làm nội dung nghiệp dư. Nhiều NST tập trung kiếm tiền, khiến đây trở thành một trong những công việc hấp dẫn nhất thế kỷ XXI. 

Về tiềm năng tham gia nền KTST của startup, Giám đốc Truyền thông Google châu Á - Thái Bình Dương Hà Lâm Tú Quỳnh - người phụ trách thị trường Việt Nam, nhận xét: "Điều quan trọng là các DN sản xuất, phân phối nội dung sáng tạo, hay DN kết nối các thương hiệu có thể nắm được nhu cầu của cộng đồng và các xu hướng của NST nội dung. Từ đó, cơ hội cho các DN tham gia vào nền KTST sẽ nhiều hơn."

Về hoạt động hỗ trợ của YouTube dành cho NST nội dung, bà Quỳnh cho biết YouTube đã ra mắt quỹ 100 triệu USD nhằm hỗ trợ và trực tiếp chi trả cho NST có các nội dung phù hợp với tiêu chuẩn cộng đồng cũng như đóng góp cho cộng đồng.

Trong khi đó, theo Giám đốc Điều hành METUB Network Phượng Hà, các nền tảng sáng tạo đang nỗ lực trở thành những công cụ dễ sử dụng để các NST nội dung có nhiều tiềm năng phát triển hơn. Dưới góc độ của METUB, nền KTST là một nền kinh tế mở và cần thêm nhiều định hướng cho NST.

Tương lai của OTT

Năm 2019, DN ngành GT&TT thế giới chi hơn 120 tỷ USD cho nội dung gốc (Original Content). Trong khi, định giá của thị trường dịch vụ đăng ký xem phim trực tuyến theo yêu cầu (subscription video on demand) ở Việt Nam có thể đạt 302 triệu USD cho đến năm 2025.

Theo Giám đốc Chiến lược phát triển nội dung VieON Đinh Thị Nam Phương, 56% người dùng Việt lựa chọn nội dung GT&TT nội địa (local content) so với nội dung từ nước ngoài. Do đó, bà Phương cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng dành cho nhà sản xuất nội dung trong nước, "bởi người dùng đã gửi gắm sự lựa chọn ở mình. Khi tập trung sản xuất nội dung chất lượng, khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước sẽ ngày càng cao hơn".

OTT là từ viết tắt tiếng Anh của Over The Top. Đây là giải pháp cung cấp nội dung như hình ảnh, tin nhắn, gọi điện cho người dùng dựa trên việc tận dụng không gian rộng lớn Internet.

OTT - từ viết tắt tiếng Anh của Over The Top, là giải pháp cung cấp nội dung như hình ảnh, tin nhắn, gọi điện cho người dùng dựa trên việc tận dụng không gian rộng lớn Internet.

Về việc tại sao lĩnh vực GT&TT đang sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển nhưng vẫn chưa được các quỹ đẩy mạnh đầu tư trong quá khứ, ông Minh Tạ – Đại diện từ Ascend Vietnam Ventures, nói: "Có thể vì truyền thông là một ngành khó đoán khi các xu hướng về nội dung diễn ra khá nhanh và các startup có cơ hội như nhau khi tham gia vào thị trường."

Ngoài ra, bà Valerie Vân Vũ – Đại diện từ Venturra Ventures, cho rằng hiện doanh thu ngành truyền thông đến từ quảng cáo khá lớn và đây là thị trường có thể xem là đã bão hòa. Trong khi đó, theo Giám đốc quốc gia Binance Việt Nam Lynn Hoàng, có rất nhiều tiềm năng để phát triển cho ngành GT&TT trong thị trường trò chơi trực tuyến ứng dụng công nghệ blockchain. Các startup trong lĩnh vực này có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn quỹ lớn.

Dù vậy, các nhà đầu tư cũng đồng tình với ý kiến hiện là thời điểm tốt để khởi nghiệp trong lĩnh vực GT&TT bởi những yếu tố thuận lợi về sự phát triển của đa dạng xu hướng nội dung và việc dễ dàng tiếp cận các nguồn lực đầu tư trong nước lẫn quốc tế. Gửi lời khuyên đến các startup, bà Valerie Vân Vũ cho rằng, startup nên quan tâm tới 1.000 người dùng đầu tiên, bởi đây là bước đầu trong việc xây dựng nên cộng đồng của mình

Theo báo cáo PwC, ngành GT&TT toàn cầu đã lấy lại đà phát triển, với doanh thu vượt xa nền kinh tế nói chung. Ngành công nghiệp trị giá 2.000 tỷ USD đang trên đà tăng trưởng 6,5% năm 2021 và 6,7% năm 2022, thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ về nội dung kỹ thuật số và quảng cáo. Định giá thị trường Truyền thông trực tuyến Việt Nam đến năm 2019 là 2,8 tỷ USD, đứng thứ 3 Đông Nam Á. Theo PwC, riêng với ngành GT&TT, Việt Nam sẽ liên tục tăng trưởng 6,1% về số lượng người dùng đến năm 2023.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đổi mới sáng tạo trong ngành giải trí - truyền thông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO