Chào ngày Du lịch Thế giới

DŨNG NGUYỄN| 27/09/2013 09:37

Trong sự kiện thường niên rất quan trọng của ngành công nghiệp không khói toàn cầu, Ngày Du lịch Thế giới, diễn ra vào 27/9 tới đây tại Malé, quần đảo Maldives sẽ có một tin vui lớn.

Chào ngày Du lịch Thế giới

Trong sự kiện thường niên rất quan trọng của ngành công nghiệp không khói toàn cầu, Ngày Du lịch Thế giới, diễn ra vào 27/9 tới đây tại Malé, quần đảo Maldives sẽ có một tin vui lớn. Bất chấp mọi khó khăn, cản trở, đe dọa... du khách vẫn ồ ạt lên đường lữ hành, tham quan những miền đất khác lạ. Với lực lượng du khách mỗi năm mỗi tăng cao (năm 2012 đã đạt mốc 1 tỷ lượt người du lịch nước ngoài), Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) gửi đi một thông điệp quan trọng: Hãy nhớ góp phần bảo vệ nguồn nước.

Đọc E-paper

>>Sinh nhật thứ 47 Ngày Du lịch Thế giới
>>Châu Á: Đầu kéo của lữ hành thế giới
>>
Lữ hành hợp tác với hàng không kích cầu du lịch
>>Châu Á: thị trường du lịch hàng không lớn nhất thế giới

Tăng và tăng

Ngành du lịch không ngừng khiến chính phủ các quốc gia đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. Năm 2012, toàn thế giới có hơn 1 tỷ lượt người du lịch nước ngoài.

Lượng khách du lịch trong nội địa ở từng nước cộng lại cũng lên đến gần 6 tỷ lượt. Sáu tháng đầu năm, lượng du khách ngủ qua đêm ở một nơi nào đó không phải quê nhà đã đạt 494 triệu, tức 25 triệu khách nhiều hơn cùng kỳ năm 2012.

Càng đáng kể khi biết con số này vượt hơn dự kiến của UNWTO khoảng 2%. Hai thị trường có lượng khách tăng mạnh nhất là châu Á và Trung Đông.

Thế giới hôm nay không chỉ có nhiều người du lịch hơn mà du khách còn chi tiêu nhiều hơn. Nửa đầu năm 2013 này, mức tăng tiêu xài du lịch của khách Trung Quốc là 31%; khách Nga, 22%; khách Brazil, 15%; Ấn Độ, 12%...

Nhờ du lịch mà kinh tế một số nước phất lên. Vì ngành du lịch nay góp 9% tổng sản lượng nội của thế giới, số tiền du khách chi tiêu khi ở hải ngoại lên đến 1,3 ngàn tỷ USD, bằng 6% tổng giá trị thương mại thế giới.

Theo ông David Scowsill, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), ngành công nghiệp không khói tạo ra một trong mỗi 11 việc làm trên toàn thế giới. Riêng tại Mỹ là một trong mỗi 8 việc ổn định.

"Và vào cuối năm 2013 này, hiệu quả trực tiếp lẫn gián tiếp của ngành lữ hành góp cho GDP toàn cầu sẽ là 6,8 ngàn tỷ USD", ông phát biểu trong lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á WTTC diễn ra tại Seoul hôm 10/9 vừa qua.

Rất đáng mừng, vì theo ông, "Ngành công nghiệp này sẽ còn tiếp tục phát triển trung bình 4,4% mỗi năm từ nay đến 2023, vượt xa mức tăng của các ngành sản xuất, bán lẻ, dịch vụ tài chính".

Và từ nay đến thời điểm ấy, trong số hơn 70 triệu việc làm mới sẽ được tạo ra bởi công nghiệp du lịch/lữ hành toàn cầu, sẽ có đến 2/3 là ở châu Á, tức khoảng 47 triệu việc làm. Vì du lịch ở châu lục này có mức tăng trưởng số một thế giới: 6% mỗi năm!

Nhưng trong tin vui bao giờ cũng lẫn tin buồn: những đoàn du khách lũ lượt cũng góp phần hủy hoại nguồn nước sạch của địa cầu.

Khách lữ hành có trách nhiệm

Khi đi du lịch, mỗi người trong chúng ta đều có thể dễ dàng góp phần bảo vệ nguồn nước, hành sử đúng điệu "Khách lữ hành có trách nhiệm". Ở khách sạn, bạn hãy sử dụng khăn lâu hơn và không cần thay khăn trải giường mỗi ngày, tắm vòi sen thay vì tắm bồn, xoa kem chống nắng chịu nước. Đây là một số trong những cách bạn có thể giúp bảo vệ nguồn nước sạch trên thế giới.

Du khách được nhắc nhở về sự khan hiếm nước và thiếu nước ngọt hợp vệ sinh, gây ra nhiều bệnh dịch trên thế giới. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, có khoảng 780 triệu người trên thế giới không được tiếp cận với nước sạch và 2,5 tỷ người còn thiếu các điều kiện về vệ sinh môi trường.

UNWTO hy vọng sẽ thay đổi điều đó bằng cách dùng ngành du lịch như một tác nhân mang đến sự đổi thay, nhằm cải thiện việc bảo tồn nguồn nước trên toàn thế giới. Là một ngành kinh doanh hàng tỷ đô la với hơn một tỷ khách hàng trong năm 2012, du lịch là một thế lực mạnh có thể nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người lữ hành.

Malé và mối đe dọa của nước

Malé, thủ đô và là thành phố trù phú nhất của nước Cộng hòa Maldives nằm ở phía Nam Ấn Độ Dương, có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm vào năm 2100. Khi ấy, sẽ có hơn 100.000 người bị mất nhà cửa (toàn dân số CH Maldives chỉ là 394000). Chính quyền Malé đã phải xây dựng tường cao bao bọc hòn đảo để ngăn nước biển xâm chiếm. Du lịch góp đến 28% tổng sản lượng nội địa của đảo quốc này.

Ông Taleb Rifai, người vừa tái đắc cử nhiệm kỳ 2 trong vai trò Tổng thư ký UNWTO nói trong thông điệp về "Những việc phải làm năm 2013": "Đây là cơ hội duy nhất để tập trung mối quan tâm đến nước, vừa là vốn quý vừa là một nguồn tài nguyên, cùng những hành động cần thiết khi đối mặt trước những thách thức. Là một trong những thành phần kinh tế lớn nhất thế giới, ngành du lịch có trách nhiệm giữ vai trò lãnh đạo, đảm bảo các công ty đầu tư thích đáng vào việc quản lý nguồn nước tại điểm đến. Nếu quản lý lâu bền, du lịch có thể mang lại lợi ích cho quốc gia, cộng đồng địa phương và hỗ trợ việc bảo tồn nguồn nước".

Khả năng tiếp cận nguồn nước sạch là vấn đề sống còn của ngành du lịch, từ các khách sạn, nhà hàng đến những chuyến đi và các phương tiện vận tải.

Hơn nữa, mỗi năm có hàng triệu người chu du khắp thế giới để thưởng thức những thắng cảnh nước, từ bãi biển, bờ biển đến các hồ, sông và những vùng đất ngập nước.

Bạn có thể gióp phần bảo vệ nguồn nước khi du lịch

* Tắm vòi sen thay vì tắm bồn.

* Hãy tắt nước trong khi xát xà phòng và mở lại để xả sạch.

* Để khăn trên giá cho người dọn phòng biết bạn còn đang sử dụng.

* Hãy cho người dọn phòng biết bạn không cần thay khăn trải giường mỗi ngày.

* Chọn chỗ ở thân thiện với môi trường với chương trình "Sử dụng nước có ý thức", như thu hồi nước đã qua sử dụng cho việc tưới tiêu, dùng xà phòng và sản phẩm tẩy rửa tự hủy có nguồn gốc sinh học.

* Sử dụng kem chống nắng chịu nước để tránh gây ô nhiễm biển và làm hại động vật biển. Theo các nhà khoa học, thành phần kem chống nắng thường được tìm thấy có thể hủy hoại san hô.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chào ngày Du lịch Thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO