Du lịch Campuchia có tốc độ tăng trường ấn tượng |
Ông Robert Bailey, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Abacus International, đã nhận định, thị trường du lịch châu Á tuy mới nổi nhưng đã vươn lên dẫn đầu. Trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp du lịch đã được chính phủ nhiều nước châu Á dành cho những đặc quyền, đặc lợi và có chiều hướng tiến triển rất tốt.
Tuy nhiên, tất cả đã chững lại vào năm 2009, khi cả thế giới chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng thập niên 1930. Nhưng dường như câu ngạn ngữ “Họa trung hữu phúc” (Trong cái rủi có cái may) vẫn đúng, khi châu Á sớm trỗi dậy từ cơn bão suy thoái kinh tế.
Đầu năm 2010, IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế) cho biết, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã vượt qua Mỹ và là thị trường du lịch hàng không lớn nhất thế giới, với 647 triệu lượt hành khách trong năm 2009. Đặc biệt, dự kiến các thị trường mới nổi tại châu Á, chủ yếu là khu vực Đông Dương và Trung Á, sẽ được hưởng 5,7% tăng trưởng GDP trong năm 2010, dẫn đầu phần còn lại của thế giới.
Điều may mắn xuất hiện giữa “cái họa” trong quý IV/2009 chính là hoạt động của các doanh nghiệp có liên quan đến du lịch: số lượng khách đặt chỗ du lịch đã tăng mạnh từ tháng Mười, giúp cho tổng kết cuối năm chỉ giảm hơn năm trước 1%, đồng thời dự báo ngành công nghiệp du lịch trong khu vực sẽ tăng trưởng 3 - 5% trong sáu tháng đầu năm 2010.
Từ cuộc khảo sát được tiến hành mỗi năm hai lần tại 200 đại lý du lịch, các công ty lữ hành cho biết, những phương thức kinh doanh mới đã giúp họ sống sót trong cơn bão suy thoái kinh tế và họ đang xem xét để duy trì lâu dài các biện pháp này. Hơn nữa, các đề nghị và quy trình mới rồi đây sẽ lần lượt tạo ra dòng doanh thu mới.
Thật thú vị, 92,3% những người được khảo sát nói rằng, những thay đổi họ áp dụng trong giai đoạn suy thoái kinh tế đã củng cố năng lực kinh doanh và tạo nên một vị thế tốt hơn cho năm 2010. Một số thay đổi quan trọng gồm: bán các sản phẩm phụ như khách sạn, bảo hiểm du lịch..., quảng cáo trọn gói cũng như phân bổ nguồn kinh phí lớn hơn cho các kênh trực tuyến và đầu tư công nghệ. Thậm chí đã có hãng hàng không châu Á xem kinh doanh các mặt hàng phụ này là một phần trong chiến lược tổng thể của họ.
Hiện nay, phần lớn các đại lý du lịch trong khu vực đang có kế hoạch phát triển kinh doanh trực tuyến. Qua các trang mạng này, đặt chỗ đi du lịch tăng đến 15% và bất chấp điều kiện kinh tế khắc nghiệt, triển vọng cho sự gia tăng này vẫn còn rất tích cực.
Năm nay, với điều kiện kinh tế được cải thiện và khoa học công nghệ ngày càng phổ biến, được kỳ vọng sẽ là nền tảng cho đà tăng trưởng của ngành kinh doanh trực tuyến lên 20%. Trong các doanh nghiệp du lịch, nhiều tổ chức được sắp xếp lại theo mô hình mới, nhằm quản lý chi phí tốt hơn. Điều này có thể giải thích vì sao những thị trường du lịch truyền thống, có mặt bằng tương đối thấp, như Singapore, Malaysia và Hồng Kông, lại tăng trưởng 10 - 15%.
Bước vào quý II/2010, kinh tế trên toàn thế giới đang từng bước hồi phục là cơ sở để tin rằng, du lịch châu Á sẽ có một chiến lược tốt trên cả hai lĩnh vực truyền thống và kinh doanh. Tiềm năng tăng trưởng cao trong thị trường mới nổi cùng với thật nhiều cơ hội chưa được khai thác trong khu vực là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch tại châu Á.
Việt Nam trong Nhóm ba điểm đến hấp dẫn nhất châu Á Theo địa chỉ trực tuyến cheapflights.com (Anh), một công cụ tìm kiếm và so sánh giá cả du lịch, Việt Nam, Indonesia và Malaysia là ba địa điểm ở châu Á ngày càng được nhiều người biết đến nhất. Lượng người tìm kiếm thông tin về Indonesia đã tăng 116%, Việt Nam 94% và Malaysia 79%. Bà Nadine Hallak, chuyên gia về du lịch của địa chỉ này, nhận định "Trong khi Thái Lan từ lâu đã là điểm đến yêu thích của người Anh, thì lượng người tìm kiếm thông tin về các nước láng giềng Đông Á gần đây tăng một cách ấn tượng và chúng tôi bắt đầu thấy có sự thay đổi, quan tâm nhiều hơn đến những nơi như Việt Nam". Sở hữu hai Di sản Thiên nhiên và sáu Vùng Dự trữ sinh quyển của thế giới, Việt Nam được xếp thứ 16 về tính đa dạng sinh học, với 16% các loài động vật trên thế giới có thể được tìm thấy ở đây, bao gồm 794 loài thủy sản không xương sống và 2.458 loài cá biển. Ngành du lịch phát triển đều đặn, với gần 4 triệu khách trong những năm qua, nhưng giá cả vẫn còn tương đối thấp. Trung tuần tháng Tư qua, Companiesandmarkets.com, một công ty nghiên cứu có trụ sở chính tại London, cũng dự báo, ngành công nghiệp không khói của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2010-2013. Việt Nam là một trong những điểm đến phổ biến nhất trong vùng châu Á - Thái Bình Dương và ngành du lịch nước này đang phát triển chưa từng thấy trong vài năm qua. Năm 2009, mặc cho sự suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu, ngành du lịch ước tính đã đóng góp 13,1% GDP cho nền kinh tế Việt Nam. Có thể đến năm 2013, ngành du lịch Việt Nam sẽ tăng trưởng lên hai con số nhờ sự tham gia mạnh hơn của khu vực tư nhân. |