Nhiếp ảnh gia Pháp "phải lòng" Việt Nam

KHẢI LY| 19/12/2014 03:39

Những tay máy người Pháp có cái nhìn tình cảm và gắn bó với Việt Nam hơn các quốc gia khác. Điều thú vị là họ cũng góp phần thay đổi những người Việt trẻ bắt đầu chụp ảnh.

Nhiếp ảnh gia Pháp

Những tay máy người Pháp có cái nhìn tình cảm và gắn bó với Việt Nam hơn các quốc gia khác. Điều thú vị là họ cũng góp phần thay đổi những người Việt trẻ bắt đầu chụp ảnh.

Đọc E-paper

Chân dung

Có thể vì gần quá mà tình yêu làm cho ngần ngại nói về nhau, ngần ngại giãi bày rành mạch là cảm giác của nhiều người khi xem các tác phẩm của nghệ sĩ Sébastien Laval, một cuộc khảo sát bằng ánh sáng, soi rọi vào những góc nhỏ Hà Nội về đêm.

Sébastien Laval được bạn bè Hà Nội gọi là con "ma xó”, ngóc ngách nào của Hà Nội anh cũng len vào, ghi chép cuộc sống bằng hàng ngàn bức ảnh không sắp đặt, đôi khi chỉ dùng kỹ thuật để miêu tả đúng bản chất của một khoảnh khắc đi qua trên con phố, xóm nhỏ im ngủ đêm khuya sát đường ray tàu lửa.

Trong nhiều tháng, cứ 6 giờ tối là Sébastien Laval ra khỏi nhà và ống kính máy ảnh không ngừng "ghi chép". Dưới con mắt của một người đến từ nước Pháp, đất nước có sự liên quan lịch sử lâu dài với Việt Nam, cái nhìn của Sébastien Laval mới mẻ nhưng gần gũi, một thứ ánh sáng rất mới phủ lên mọi góc nhìn cũ làm chúng ta thấy yêu mến những bức ảnh của anh.

Một triển lãm của Sébastien Laval thu hút sự chú ý của người xem là lần anh sắp đặt ảnh trên cầu Tràng Tiền mùa Festival Huế 2014. Những bức ảnh lớn treo trên cao và dòng người trôi qua phía dưới tạo ra một hiệu ứng rất lạ.

Đưa nhiếp ảnh đến với công chúng là xu hướng tay máy này theo đuổi. Ngày 12/12, triển lãm ảnh mới nhất của Sébastien Laval đã diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp ở Hà Nội.

Có một điều kỳ lạ, gần đây, nhiều tay máy người Pháp bị thu hút bởi cuộc sống ở Việt Nam. Hầu hết những người đã trải nghiệm một vài năm ở Việt Nam để chụp ảnh, ghi nhận cuộc sống nơi này đều rất trẻ, họ rời xa nước Pháp quê hương để tìm kiếm, trải nghiệm nghệ thuật trong môi trường Việt Nam, mang đến cho chúng ta những cái nhìn mới về bản thân.

Réhahn Croquevielle, với thời gian 7 năm rời nước Pháp đi khắp Đông Dương và cuối cùng dọn đến sống hẳn ở Hội An, đã chụp khoảng 40 ngàn bức ảnh về những vùng núi, con người và di sản văn hóa ở Việt Nam. Réhahn Croquevielle thường đi sâu vào các bản làng và tìm kiếm những nụ cười Việt đặc sắc.

Hà Nội

Triển lãm của anh tại Trung tâm Văn hóa Pháp ở Hà Nội và Huế vừa qua đều tràn ngập những nụ cười. Anh từng khẳng định: "Việt Nam đúng là thiên đường cảm hứng cho người chụp ảnh. Khi họ biết tôi sống ở Việt Nam và nghe tôi nói một ít tiếng Việt, hầu hết đều bày tỏ tình cảm với tôi như với bạn bè thân thiết. Tôi vô cùng cảm động và hưng phấn trong lúc chụp ảnh con người ở đây".

Người yêu nhiếp ảnh hẳn còn nhớ Yan Lerval, cũng là một nhiếp ảnh gia người Pháp. Năm 2012 anh đã có triển lãm đầu tiên với tựa đề "No pictures", trình làng chân dung của 40 đứa trẻ Sài Gòn.

Cái tựa đề đó đã gợi lên một phong cách chụp ảnh mà như không chụp, vừa rất giống những tay máy nghiệp dư, vừa kín đáo thể hiện sự sắc sảo và cái nhìn lạ, tư duy về những đứa trẻ cũng lạ.

Từ những đứa trẻ má đỏ môi hồng chúng ta quen nhìn trong tranh ảnh đến những đứa trẻ trong đời thực, chúng cũng nhảy nhót vui tươi, cũng buồn vui xa xăm như bản tính tự nhiên sinh ra đã thế.

Những tay máy người Pháp có cái nhìn tình cảm và gắn bó với Việt Nam hơn các quốc gia khác. Điều thú vị là họ cũng góp phần thay đổi những người Việt trẻ bắt đầu chụp ảnh.

Chụp những gì ẩn chứa trong tinh thần và diện mạo của nhân vật chứ không chụp cụ thể cái gì ta nhìn thấy, thay đổi những bố cục đã định hình hơn nửa thế kỷ, thay đổi cách nghĩ về những triển lãm ảnh nghệ thuật vẫn đang chiếm lĩnh các phòng triển lãm.

>Nghệ sĩ nhiếp ảnh với cuộc chơi hội họa
>Ba thế hệ cùng đam mê nhiếp ảnh
>
Nhiếp ảnh gia Việt Nam có ảnh lọt top ấn tượng của Mỹ
>Nhiếp ảnh vì mọi người

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhiếp ảnh gia Pháp "phải lòng" Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO