Làm phim truyền hình thời... ít tiền

ĐINH HƯƠNG| 04/06/2009 06:02

Lâu nay con đường thu hồi vốn đầu tư sản xuất phim truyền hình chủ yếu là trông chờ vào việc bán spot quảng cáo. Các ngành hàng tiêu dùng trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái đang có xu hướng cắt giảm chi phí dành cho quảng cáo. Tuy nhiên năm 2009 này, phim truyền hình vẫn “ào ào” được đưa vào sản xuất.

Làm phim truyền hình thời... ít tiền

Lâu nay con đường thu hồi vốn đầu tư sản xuất phim truyền hình chủ yếu là trông chờ vào việc bán spot quảng cáo. Các ngành hàng tiêu dùng trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái đang có xu hướng cắt giảm chi phí dành cho quảng cáo. Tuy nhiên năm 2009 này, phim truyền hình vẫn “ào ào” được đưa vào sản xuất.

Đầu năm 2009, dạo một vòng quanh các hãng sản xuất phim truyền hình chỉ nghe thấy những thông báo dè dặt về việc sẽ làm phim cầm chừng. Nhưng từ sau Tết âm lịch đến nay tình hình hoàn toàn thay đổi: giới làm phim (đạo diễn, diễn viên, quay phim...) hầu như chẳng ngơi việc.

Nhà nhà làm phim

Trên truyền hình, phim mới nối nhau lên sóng từ đầu năm 2009 đến nay cũng tương đối nhiều, trung bình 3-5 phim/tháng với đủ các loại đề tài, song tập trung nhiều hơn cả là phim về gia đình, hôn nhân và cuộc sống của giới trẻ... Có thể nói, ngành điện ảnh Việt Nam đang huy động toàn lực để làm phim truyền hình dài tập.

Ngay như đạo diễn Lê Hoàng cũng bước qua “lời nguyền” năm xưa, trở lại làm phim truyền hình. Đếm sơ sơ phim Sóng tình (chiếu lúc 18 giờ trên HTV9) có tới hơn 10 spot quảng cáo/tập; phim Lập trình trái tim (21 giờ trên VTV3) thời lượng quảng cáo dài gần 10 phút/tập; các phim khác như Những cuộc tình trắng đen, Có lẽ nào ta yêu nhau... thời lượng quảng cáo “chen” vào phim rất khá. Giờ chiếu phim 18 giờ của HTV năm ngoái có thời điểm phim chiếu... chay, nhưng từ đầu năm 2009 tới nay lượng spot quảng cáo tăng
đều.

Một nhà sản xuất có phim đang phát sóng giờ này phấn khởi cho biết: “Dù HTV đã tăng giá từ 15 - 20 triệu đồng/spot lên gấp đôi để “khống chế” mà lượng quảng cáo nhảy vào vẫn rất đông”. Nếu để ý kỹ sẽ nhận ra, những sản phẩm được quảng cáo nhiều trên các giờ chiếu phim truyền hình đa phần là mỹ phẩm, đồ uống, điện thoại, hàng điện tử...

Làm phim truyền hình... hốt bạc?

Hiện nay chưa có quy chế tính giá phim chuẩn mà hầu hết các đài truyền hình đều trả tiền đầu tư sản xuất cho các hãng thông qua việc bán spot quảng cáo. Theo Lâu nay con đường thu hồi vốn đầu tư sản xuất phim truyền hình chủ yếu là trông chờ vào việc
bán spot quảng cáo. Các ngành hàng tiêu dùng trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái đang có xu hướng cắt giảm chi phí dành cho quảng cáo. Tuy nhiên năm 2009 này, phim truyền hình vẫn “ào ào” được đưa vào sản xuất.

Cảnh trong phim Áo cưới thiên đường quy định cách đây 3 năm, số tiền mà đài VTV và HTV trả cho các hãng tham gia xã hội hóa làm phim truyền hình là 180 triệu đồng/tập, tương đương với giá 6 spot quảng cáo (trung bình khoảng 30 triệu đồng/spot, 30
giây/tập). Giá các spot quảng cáo dao động từ 15 - 60 triệu đồng tùy theo giờ chiếu phim: Giờ vàng (20-21 giờ), giờ bạc (18-19 giờ) và giờ đồng (22 giờ 30). Nếu giá 60 triệu đồng/spot thì nhà sản xuất phim phải bán được 3 spot/tập, phim dài 30 tập thì trung bình là 90 spot...

Còn nếu chỉ bán được 30 triệu/spot thì nhà sản xuất cần phải bán được trung bình 180 spot... Nếu bán không hết số spot quảng cáo tương đương thì xem như nhà sản xuất chịu lỗ. Tuy nhiên, nếu có bán dư thì phần này lại thuộc về nhà đài, nhà sản xuất phim chỉ được thêm... cái tiếng, và năm sau được “ưu ái” hơn trong việc chia sóng.

Có một nghịch lý, phim truyền hình ở ta “bán” được quảng cáo không lệ thuộc vào nội dung hay - dở mà lệ thuộc vào giờ chiếu phim (giờ vàng) và tiềm lực cũng như mối quan hệ của nhà đầu tư. Những yếu tố thuyết phục đơn vị quảng cáo bao gồm: giờ chiếu (vàng hay bạc), đạo diễn - diễn viên ăn khách, chiến dịch PR - tiếp thị phim rầm rộ, mức chiết khấu cao (lên 35%- 40%), chấp nhận cho trả tiền chậm (từ 6 tháng đến 1 năm)... Nếu bỏ công tìm hiểu sẽ thấy những “đại gia” đang sản xuất phim hiện nay đều có công ty quảng cáo đứng đằng sau, hoặc đang đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác để “lấy ngắn nuôi dài”.

Ví dụ Lasta vừa làm quảng cáo, chương trình truyền hình gameshow vừa có kênh truyền hình riêng Let’Việt; BHD vừa kinh doanh rạp và nhập phim ngoại, làm quảng cáo và các chương trình gameshow- truyền hình thực tế vừa đại diện quảng cáo cho kênh truyền hình Astro Cảm xúc; M& T pictures thì đứng đằng sau là Công ty Quảng cáo Đất Việt vừa làm quảng cáo vừa sản xuất các chương trình truyền thông - truyền hình...

Nhờ sự “đa năng” này mà phim của các nhà sản xuất kể trên hầu như không phải quá lo lắng về chuyện bán quảng cáo. Và có năng lực bán quảng cáo thì tất nhiên giờ chiếu phim của họ được “ưu tiên” hầu hết là giờ vàng hay bạc. Bán được quảng cáo xem như cầm chắc việc thu hồi đủ vốn. Chưa kể sau khi chiếu vòng đầu ở HTV hay VTV, phim còn được chiếu xoay tua ở nhiều đài tỉnh.

Hiện BHD, Lasta đang là những nhà sản xuất có cơ sở hạ tầng vững vàng nhất. Một tập phim sản xuất ở Lasta chỉ mất trung bình 90 triệu đồng, như thế hãng có khả năng thu về số tiền tương đương được đài trả bằng spot quảng cáo. Còn những hãng phải khoán gia công thì mức giá trung bình 120- 145 triệu đồng/tập. Làm bài toán đơn giản thì làm phim truyền hình đang hốt bạc!

Cảnh trong phim "Có lẽ nào ta yêu nhau"

Ai mua tôi bán...

Thực tế, chuyện “bán” quảng cáo xem ra chỉ “ngon” với các nhà sản xuất “đại gia”, vốn chỉ tính trên đầu ngón tay. Đặc điểm của sản xuất phim truyền hình ở ta thời gian qua và nhiều năm nữa vẫn chủ yếu là thuê mướn nhân công bên ngoài. Quy mô nhỏ nên vốn điều lệ của hãng phim tư nhân không nhiều (theo quy định chỉ cần 1 tỷ đồng), trong khi việc sản xuất một phim truyền hình dài 30 tập cần số tiền đầu tư trung bình 4-5 tỷ đồng.

Vì thế, hầu hết các hãng khi làm phim đều phải huy động vốn hay vay ngân hàng... Nếu phim lâu phát sóng hay không “bán” được quảng cáo thì lãi mẹ đẻ lãi con, rất dễ bị phá sản. Chạy vạy nhiều tháng liền, thấy tình hình quá căng, nhà sản xuất phim nọ chấp nhận trả hoa hồng khá cao cho một công ty quảng cáo chuyên nghiệp để “cứu” spot quảng cáo. Đến giờ, vì phim không có lãi, tiền quảng cáo chưa thu được nên nhà sản xuất còn nợ đơn vị gia công phim một khoản kha khá.

Liên tục bị đòi nợ, buồn chán khiến nhà sản xuất này đã “cùn” tới mức tuyên bố... sẵn sàng hầu kiện nếu đơn vị gia công kia không
thông cảm. Hỏi chuyện có làm phim tiếp không, nhà sản xuất này lắc đầu thở dài. Chuyện lỗ “sặc máu” trong việc đầu tư sản xuất phim thời gian qua xảy ra khá nhiều, song hầu hết các hãng đều ém nhẹm vì ngại mang tiếng yếu kém. Tuy nhiên, có thể đơn cử vài trường hợp được tiết lộ danh tính như: Hãng Hành Tinh Xanh từng mất trắng 4 tỷ đồng cho bộ phim Kiều nữ và đại gia (30 tập)
do mở hàng cho giờ chiếu 22 giờ 30 trên HTV - giờ chết ở thời điểm đầu năm 2008 nên không bán được quảng
cáo.

Làm phim Cỏ đuôi gà (60 tập), Crea TV chi ra gần 7 tỷ đồng (tiền vay chủ yếu của ngân hàng) nhưng phim bị nằm “chờ sóng” khiến hãng này suýt phá sản... Rút ra “bài học xương máu” nên khi làm bộ phim truyền hình thứ 2, cả hai hãng phim trên đều tìm “mạnh thường quân” giúp cho phần khó nhất là bán quảng cáo.

Điệp khúc “ai mua tôi bán... quảng cáo” trong giới làm phim hiện nay rất phổ biến. Những hãng phim không có đội ngũ chạy bán quảng cáo thì phải tìm một công ty “nhờ” bán. Phương thức hiện nay là bắt tay nhau, cứ một đơn vị gia công (có khả năng tổ chức sản xuất) đi kèm
một nhà đầu tư có năng lực chạy quảng cáo.

Các hãng chuyên gia công phim có thể kể đến Senafilm, Hãng phim Giải phóng, Hãng phim truyện Việt Nam, HK Film, Crea TV, Chánh Phương, Vifa, Mekong film... Tiền các nhà đầu tư trả cho đơn vị gia công cũng có nhiều mức, từ 120 triệu đồng đến 145 triệu đồng/tập.

Cảnh trong phimh "Những thiên thần áo trắng"

Làm phim trong chụp giật

Có thông tin năm 2009 hai đài lớn là HTV và VTV sẽ tăng tiền trả cho phim lên 200 triệu đồng/tập, nhưng hiện HTV mới áp dụng cho TFS; VTV chỉ áp dụng cho một số đơn vị xã hội hóa. Và khi số lượng spot quảng cáo của đài trả cho các hãng phim chưa được cải thiện thì giá cả lại leo thang từng ngày. Nói như đạo diễn Lê Hoàng thì một trong những lý do khiến ông quay về làm phim truyền hình là cát-xê cho biên kịch và đạo diễn rất cao. Theo thông tin cánh nhà báo thì Lê Hoàng sẽ nhận được hơn 1 tỷ đồng cho bộ phim dài 40 tập mà ông vừa là biên kịch vừa làm đạo diễn...

Nhiều hãng nhảy ra làm phim, trong khi nhân lực và cơ sở hạ tầng thì hầu như vẫn giậm chân tại chỗ. Tất nhiên nếu cát-xê không cao thì nhà sản xuất khó mà “kéo” được những gương mặt đạo diễn, quay phim, diễn viên sáng giá. Mà không có họ thì rất có thể sẽ gặp khó khăn khi bán quảng cáo và làm PR cho phim sau này. Biện pháp mà các hãng sản xuất phim đưa ra hiện nay là bằng mọi cách hạ giá thành sản xuất phim. Kinh phí eo hẹp buộc phim phải cắt bớt nhân vật và bối cảnh, giảm thiểu những cảnh quay phức tạp...

Và để giảm chi phí thì giải pháp tối ưu làm càng làm nhanh càng tốt. Cách đây vài năm, tốc độ làm phim 5 ngày/tập đã được xem là khủng khiếp, thì nay rút xuống chỉ còn 1-2 ngày/tập. Có một số hãng phim còn khoán trắng cho đạo diễn và diễn viên một cục tiền để tự họ xoay xở. Bởi quay phim quá nhanh nên đạo diễn chẳng còn thời gian để chăm chút diễn xuất cho diễn viên. Số diễn viên nghiệp dư xuất hiện trên phim hiện nay có tới hơn 50 %, chỉ đọc hiểu kịch bản thôi đã khó, nói gì chuyện diễn xuất tốt.

Trong khi đó, khá nhiều kịch bản lại như “đánh đố” diễn viên vì quay phim đến đâu, giao kịch bản đến đó nên phải học thoại cấp tốc, nghiên cứu kịch bản cấp tốc... Cũng vì được “khoán” nên có “đạo diễn lười” đã “xài” một ê-kíp diễn viên cho hai bộ phim, khổ nỗi lại na ná đề tài và chiếu gần như cùng thời điểm nên khán giả kêu trời. Có phim vì tiền ít, mời diễn viên “ăn khách” không được, đạo diễn liều kéo một dàn diễn viên mới tinh, kết quả phim chiếu bị xôn xao chê dở!

Dù không muốn đánh đồng, song thực tế là phim truyền hình dài tập hiện nay quá tệ! Kẻ hưởng lợi trong phong trào làm phim truyền hình “ào ào” hiện nay là ai? Nhà sản xuất, ê-kíp làm phim, nhà quảng cáo hay khán giả? Xem ra khó tìm được một đáp án cho thật chính xác.

Hiện nay, trên trường quay tấp nập những bộ phim dài tập đang dàn dựng như:

* Những thiên thần áo trắng - 40 tập

*Kính thưa Osin, Ngôi nhà hạnh phúc, Cha dượng, Đừng đùa với thiên thần - 120 tập

*Mùa hè sôi động, Dù gió có thổi - 200 tập

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Làm phim truyền hình thời... ít tiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO