Chủ quyền nhìn từ lịch sử

QUÝ YÊN| 22/08/2013 09:26

Sau hai lần tổ chức thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan ở Hà Nội và Hà Tĩnh, Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu chủ đề "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bẳng chứng lịch sử" do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sẽ đến TP.HCM.

Chủ quyền nhìn từ lịch sử

Sau hai lần tổ chức thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan ở Hà Nội và Hà Tĩnh, Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu chủ đề "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bẳng chứng lịch sử" do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sẽ đến TP.HCM. Với việc bổ sung nhiều tư liệu và kết hợp với nhiều hoạt động bên lề, triễn lãm sẽ là nơi lịch sử nói lên chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Đọc E-paper

>>Triển lãm ảnh “Trường Sa thân yêu”
>>
Triển lãm tư liệu chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
>>
Cảm xúc Trường Sa

Người xem có thể tiếp cận triển lãm từ ngày 22 đến ngày 29/8 tại Dinh Thống Nhất với 10 hướng dẫn viên chuyên nghiệp thuyết trình cho hội thảo, kết hợp triễn lãm trên các trục đường trung tâm...

Cuộc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu chủ đề "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử" thành nơi kể chuyện chủ quyền không chỉ cho người dân địa phương mà cả những du khách phương xa đang có mặt tại thành phố.

Bằng chứng từ ngàn xưa

Theo ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông, chính sự phong phú, đa dạng của bộ tư liệu về lịch sử chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa chính là chất liệu để làm nên sự hấp dẫn cho triển lãm lần này.

Tất cả bao gồm khoảng 150 bản đồ và nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật và ấn phẩm. Đây là tài sản được tập hợp từ các nguồn tài liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước.

Phân chia thành 6 phân khu, triển lãm sẽ là nơi trưng bày phiên bản của các van bản Hán Nôn, văn bản Việt Ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỳ XII đến đầu thế kỷ XX. Tất cả có 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam do cả Việt Nam, phương Tây lẫn Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVI đến nay.

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là 4 cuốn Atlat (bản đồ chính thức) do nhà nước Trung Quốc, bao gồm: Atlat Trung Quốc địa đồ (xuất bản năm 1908), Atlat Trung Quốc toàn đồ (917), Atlat Trung Hoa bưu chính dư đồ (1919 và 1933) in bằng ba thứ tiếng Trung - Anh - Pháp.

Các Atlat này là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh đề ra vào năm 1906 và được Chính phủ Trung Hoa dân quốc kế tục vào các năm sau đó. Các bản đồ được lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hệ rõ các con đường vận chuyển thư từ, công văn... trên lãnh thổ Trung Quốc.

"Trong các Atlat này, cương giới cực Nam Trung Quốc luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam mà không hề nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa. Đây chính là lời khẳng định rõ ràng nhất chủ quyền hai quần đảo này của Việt Nam", ông Lê Văn Nghiêm cho biết.

Ngoài các tài liệu này, triển lãm còn trưng bày tư liệu về quần đảo Hoàng Sa thời Pháp thuộc và vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời Việt Nam Cộng hòa cũng như một số hình ảnh, tư liệu về hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian gần đây.

Vẹn toàn An Nam đại quốc họa đồ

Kết hợp cùng với những sử liệu quý, ông Lê Thái Hỷ, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông cho biết, TP.HCM cũng sẽ trưng bày với những hình ảnh Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM với Trường Sa, Hoàng Sa.

Đồng thời, đưa thêm những sử liệu mới do những tên tuổi như TS. Nguyễn Đình Đầu, tiến sĩ Nguyễn Nhã cung cấp. Tất cả sẽ được trưng bày ở các trục đường chính như Lê Duẩn, Đồng Khởi... để thu hút khách du khách, đến với triển lãm.

GS-TS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, lần triển lãm này có sự hiện diện của những bằng chứng rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đến mức chỉ cần chiêm ngưỡng, người xem sẽ tự có câu trả lời cho mình.

Trong đó, nổi bật có 18 châu bản triều Nguyễn, là những tờ trình, báo cáo lên vua, về tình hình cụ thể ở Trường Sa – Hoàng Sa đã được "Châu phê”, nghĩa là vua đóng ấn duyệt và chỉ đạo trực tiếp về mặt quản lý hai quần đảo này.

Triển lãm thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân

Đó là những bản báo cáo về tình hình đo đạc đất đai ở Trường Sa- Hoàng Sa; Châu bản năm Minh Mạng thứ 17 (1836) về việc cắm mốc chủ quyền lên hai quần đảo này...

"Châu bản đặc biệt nhất trong bộ sưu tập này là bản thực hiện năm 1869, trình lên vua Tự Đức, có ghi rõ việc quân ta cứu hộ tàu Trung Quốc ở hai quần đảo này. Trong giai đoạn Nam kỳ lục tỉnh đã rơi vào tay giặc Pháp nhưng vua Tự Đức vẫn quản nhiệm tình hình Hoàng Sa – Trường Sa như thế đã chứng minh được rất nhiều điều", Giáo sư nhấn mạnh.

Đáng tiếc, trong lần triển lãm này, Châu bản đặc biệt kể trên vẫn còn được các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu nên chưa thể giới thiệu với đông đảo người dân. Ban tổ chức chỉ tập trung đưa ra những cứ liệu ở thời kỳ Việt Nam trọn vẹn hòa bình, từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII.

"Tư liệu ở các giai đoạn trước thế kỷ XVII và sau thế kỷ XIX chỉ được giới thiệu vừa đủ và hợp lý, vừa làm cơ sở cho người xem hiểu rõ ngọn nguồn lịch sử chủ quyền của Việt Nam, vừa khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vẫn được các thế hệ người Việt Nam gìn giữ và quyết tâm bảo vệ đến cùng", ông Nghiêm khẳng định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chủ quyền nhìn từ lịch sử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO