Tượng trong tim

KIỀU ANH| 16/11/2012 05:38

Phật tử của nhà chùa: không hẳn. Thiền dưới gốc cây cau trong sân chùa: không phải. Bán hàng xén ghé nhờ nơi cửa Phật: rất đúng. Nam thanh niên có đôi mắt mù lòa với chiếc giỏ nhựa đựng bật lửa, diêm, tăm tre, tăm bông... cứ ngồi dưới gốc cây cau mỗi dịp ngày rằm, mùng 1.

Tượng  trong  tim

Phật tử của nhà chùa: không hẳn. Thiền dưới gốc cây cau trong sân chùa: không phải. Bán hàng xén ghé nhờ nơi cửa Phật: rất đúng. Nam thanh niên có đôi mắt mù lòa với chiếc giỏ nhựa đựng bật lửa, diêm, tăm tre, tăm bông... cứ ngồi dưới gốc cây cau mỗi dịp ngày rằm, mùng 1.

Đọc E-paper

Phật tử của nhà chùa: không hẳn. Thiền dưới gốc cây cau trong sân chùa: không phải. Bán hàng xén ghé nhờ nơi cửa Phật: rất đúng. Nam thanh niên có đôi mắt mù lòa với chiếc giỏ nhựa đựng bật lửa, diêm, tăm tre, tăm bông... cứ ngồi dưới gốc cây cau mỗi dịp ngày rằm, mùng 1.

Người đi lễ chùa mua giúp anh một món hàng, trả thêm đồng tiền hậu hĩnh của lòng từ tâm. Cô gái trẻ trả 20.000 đồng cho một hộp diêm, bà già cho anh thêm 5.000 đồng khi cầm gói tăm bông, nhiều sinh viên đi chùa đều thích nói chuyện với anh.

Hiếm khi anh cười, nhưng đối đáp gãy gọn và cách ngồi yên trong tư thế hai chân xếp dưới gối đã là một hiện hữu dễ thương và đáng nhận được tình thương từ nhiều người.

Thỉnh thoảng trong chùa có những đàm thoại xung quanh bức tượng Thánh Gióng. Đại diện nhà chùa mỗi khi xuất hiện qua micro để làm lễ cùng Phật tử có nhắc đến quy trình tích tụ ý tưởng và tiền công đức của bá tánh để đúc tượng.

Bao nhiêu đôi tai lắng nghe thì có chừng ấy đôi mắt, trong trường hợp này chính xác là phải trừ đi một người - là anh mù, có thể nhìn thấy khuôn dáng bức tượng ngài Thánh Gióng được chụp và phóng to treo ở cổng vào nhà chùa.

Thế tượng, chân tượng và cả tim tượng đã đẹp trong sự chiêm ngưỡng của nhân gian. Thiếu hụt hình ảnh, anh khẽ bảo với người đứng cạnh: "Ước gì em nhìn được!".

Một bữa trời lộp độp đổ mưa. Người vào chùa ngày rằm không ưa mưa dai dẳng. Lễ bái xong, họ ngồi ngóng mưa tạnh để về kịp bữa cơm gia đình.

Người mù hôm ấy không bán thêm áo nylon, chỉ nhỏ nhẹ thắc mắc: "Làm sao đoán được ý Trời? Phố đang ngập nước, đường về nhà ngại quá, chị nhỉ?". Những giọt nước nhỏ đều đều từ mái hiên, câu chuyện về một trong tứ bất tử của dân tộc Việt lại đến trong nhiều giọng nói khác nhau.

Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt truyền kỳ trong cổ tích xa xưa đã hiện hình trong 85 tấn đồng nguyên chất cộng với tổng kinh phí 50 tỷ đồng. Hòm công đức, cá nhân nào đó phát tâm đã hòa tan trong khối kiến trúc để đời.

Chiều cao tới đỉnh 11,07m, độ vươn ra dài 16m là những con số mà anh mù kia cứ nhẩm đi nhẩm lại. Đột nhiên anh hỏi như reo vui: "Tráng sĩ ngồi trên con tuấn mã. Trời ạ, cao xanh đón một tinh thần lẫm liệt bay tới?". Không gian chùa ngưng lại vì một phát hiện hồn nhiên như cây cỏ của người có đôi mắt tối.

Người mù đoán biết trên núi Đá Chồng có chim muông, có cả truyền thuyết dân gian lưu truyền đây chính là nơi Thánh Gióng cởi áo giáp và cưỡi ngựa bay về trời sau khi đã dẹp xong giặc Ân.

Phiêu linh trong mặc sức tưởng tượng, người mù chia sẻ ý nghĩ về địa thế đặt bức tượng ngàn cân. Không ai kể cho anh ta nghe chuyện cái xe tải phải leo dốc để rước Thánh Gióng phủ vải đỏ lên núi.

Bao nhiêu ngày anh mù kia có mặt ở chùa, vẳng bên tai là tiếng chuông rền, là tiếng cầu kinh bình thản.

Hỏi điều gì làm anh tin là Phật ở trong tâm, anh trả lời: "Cuộc sống của tôi!". Hỏi tiếp, cớ làm sao anh biết về Thánh Gióng, anh hóm hỉnh: "Tượng ở trong tim".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tượng trong tim
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO