Từ 2015: Sẽ không còn “mạng nhện” ở trung tâm TP.HCM

05/08/2013 08:30

huyện dây điện chằng chịt như mạng nhện gây mất an toàn và mỹ quan đô thị là điều ai cũng có thể thấy khi lưu thông trên các tuyến đường ở TP.HCM. Nhằm khắc phục hạn chế trên, theo ông Bùi Trung Kiên, trưởng phòng kế hoạch tổng công ty Điện lực TP.HCM (HCMPC), ngành điện thành phố đang gấp rút ngầm hoá lưới điện trên toàn địa bàn TP.HCM.

Từ 2015: Sẽ không còn “mạng nhện” ở trung tâm TP.HCM

Chuyện dây điện chằng chịt như mạng nhện gây mất an toàn và mỹ quan đô thị là điều ai cũng có thể thấy khi lưu thông trên các tuyến đường ở TP.HCM. Nhằm khắc phục hạn chế trên, theo ông Bùi Trung Kiên, trưởng phòng kế hoạch tổng công ty Điện lực TP.HCM (HCMPC), ngành điện thành phố đang gấp rút ngầm hoá lưới điện trên toàn địa bàn TP.HCM.

TP.HCM: Ngầm hóa dây viễn thông, cáp điện trên 15 tuyến đường

Mạng dây điện chằng chịt tại một khu dân cư ở quận 5, TP.HCM.

Ông Kiên cho biết: Thực hiện đề án ngầm hoá lưới điện kết hợp ngầm hoá dây thông tin trên địa bàn TP.HCM giai đoạn năm 2015 – 2020, trong các năm 2011 – 2012, HCMPC đã hoàn tất mười dự án ngầm hoá, trong đó có năm dự án ngầm hoá đồng bộ với các công trình giao thông, với khối lượng 15,14km lưới trung thế và 26km lưới hạ thế.

Đến cuối năm 2013, HCMPC sẽ hoàn tất 20 dự án ngầm hoá chuyển tiếp từ năm 2012, đồng thời, HCMPC phấn đấu hoàn tất ngầm hoá lưới điện cho thêm 20 dự án mới khởi công trong sáu tháng cuối năm 2013, lúc đó, tỷ lệ ngầm hoá lưới điện ở TP.HCM đạt 27,5% cho lưới điện trung thế và 11,5% cho lưới điện hạ thế, trong khi mục tiêu phấn đấu đạt tỷ lệ ngầm hoá trên 35% lưới điện trung thế và 20% lưới điện hạ thế vào cuối năm 2015.

* HCMPC đã có những giải pháp gì để tháo gỡ những khó khăn gây chậm tiến độ ngầm hoá lưới điện ở TP.HCM hiện nay?

Trước tiên là khó khăn về vốn đầu tư: chi phí đầu tư các dự án ngầm hoá lớn gấp 4 – 5 lần so với lưới điện nổi, hiệu quả đầu tư thường không cao, nên gây khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư từ các tổ chức tín dụng. Để giải quyết khó khăn về vốn, HCMPC đã kiến nghị và được UBND TP.HCM chấp thuận cho các công trình ngầm hoá lưới điện được hỗ trợ 50% lãi suất vay.

Kế đến là khó khăn trong việc phối hợp đồng bộ với các đơn vị quản lý dây thông tin và quản lý hạ tầng đô thị. Hiện nay, có nhiều quản lý hạ tầng trên địa bàn thành phố như: viễn thông, chiếu sáng công cộng, cấp thoát nước... do đó, việc phối hợp thực hiện ngầm hoá đồng bộ với các đơn vị trên gặp nhiều khó khăn do trong quá trình thi công phải thường xuyên xử lý các công trình ngầm hiện hữu.

Cuối cùng là khó khăn trong việc thoả thuận hướng tuyến, vị trí lắp đặt thiết bị các dự án ngầm hoá lưới điện do các tuyến đường ở TP.HCM phần lớn có vỉa hè không lớn, tồn tại nhiều công trình ngầm, do đó không đủ không gian để xây dựng hệ thống cống, hào kỹ thuật để phục vụ ngầm hoá lưới điện.

* Khu trung tâm thành phố bao giờ sẽ ngầm hoá lưới điện xong và sau đó khu vực nào sẽ được ưu tiên ngầm hoá?

- Đến năm 2015, chúng tôi sẽ hoàn thành ngầm hoá lưới điện khu vực trung tâm (quận 1 và quận 3), với chỉ tiêu ngầm hoá 400km lưới trung thế và 500km lưới hạ thế.

Kế đến trong giai đoạn năm 2016 – 2020, sẽ phấn đấu hoàn tất ngầm hoá lưới điện trung, hạ thế kết hợp ngầm hoá dây thông tin cho một số quận như: Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Tân, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11; các quận huyện còn lại, trong giai đoạn này sẽ thực hiện ngầm hoá lưới điện tại các khu trung tâm hành chính, thương mại.

*Tại sao HCMPC không cùng viễn thông ngầm hoá lưới điện để không còn cảnh dây nhợ chằng chịt trên các tuyến đường?

- Từ năm 2003 – 2005, HCMPC đã thí điểm ngầm hoá lưới điện trên các tuyến đường Lê Lợi, Lê Duẩn, Nguyễn Huệ, Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Văn Trỗi. Tuy nhiên, việc ngầm hoá này chưa triệt để, do chỉ mới ngầm hoá lưới điện, chưa kết hợp được việc ngầm hoá các dây thông tin và chiếu sáng, nên tình trạng “mạng nhện” của các dây thông tin chưa cải thiện triệt để.

Thực hiện chủ trương của UBND TP.HCM về thực hiện ngầm hoá lưới điện và dây thông tin, từ năm 2009 – 2011, HCMPC đã thí điểm ngầm hoá lưới điện kết hợp ngầm hoá dây thông tin, theo hình thức xã hội hoá đầu tư hạ tầng phục vụ ngầm hoá lưới điện và dây thông tin (một đơn vị đứng ra đầu tư hệ thống hào kỹ thuật và cho các đơn vị Điện lực, Viễn thông thuê sử dụng hạ ngầm cáp điện) tại một số khu vực trung tâm thành phố.

Nếu như trong năm 2012, chỉ có ba đơn vị là Viettel, VNPT và Tradincorp cùng HCMPC thực hiện ngầm hoá hệ thống dây thông tin đồng bộ với lưới điện, đến năm 2013, đã có năm đơn vị (Viettel, VNPT, Tradincorp, FPT, SCTV) cùng HCMPC thực hiện ngầm hoá hệ thống dây thông tin. Đến nay, việc phối hợp ngầm hoá đồng bộ lưới điện và dây thông tin đã thực hiện triệt để, lưới điện ngầm hoá đến đâu, dây thông tin được ngầm hoá đến đó.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Từ 2015: Sẽ không còn “mạng nhện” ở trung tâm TP.HCM
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO