Phụ thuộc vào sự linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước

TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, TRÌNH TIÊU (ghi)| 20/09/2011 00:58

Những bất ổn vĩ mô trở thành vấn đề nghiêm trọng bởi các cú sốc từ bên ngoài, cùng những sai lầm chính sách - chúng ta quá thiên vào mức độ tăng trưởng, với sự “bành trướng” của đầu tư, tín dụng, nên đã có những ứng xử chính sách vĩ mô thiếu kiên định, kịp thời và hiệu lực.

Phụ thuộc vào sự linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước

Những bất ổn vĩ mô trở thành vấn đề nghiêm trọng bởi các cú sốc từ bên ngoài, cùng những sai lầm chính sách - chúng ta quá thiên vào mức độ tăng trưởng, với sự “bành trướng” của đầu tư, tín dụng, nên đã có những ứng xử chính sách vĩ mô thiếu kiên định, kịp thời và hiệu lực.

Trong bối cảnh xuất nhập khẩu đang chiếm khoảng trên 80% GDP, việc hạ tỉ giá sẽ đẩy lạm phát trong nước lên cao.

Chính nó sẽ hạn chế hiệu quả sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu làm cho việc hạ giá tiền đồng trong bối cảnh bất ổn vĩ mô như hiện nay không có hiểu quả.

Những năm qua, sự thay đổi chính sách mang tính chất đảo chiều: vừa phải chống suy giảm, vừa chống lạm phát, đã tác động đến nền kinh tế. Dòng vốn đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và nhập siêu quá cao trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Giai đoạn 2001-2010, Việt Nam nhập siêu lớn nhất từ Trung Quốc, chiếm 23,2% trong tổng nhập siêu với các nước.

Trước áp lực về nhập siêu, đã có hai trường phái về chính sách tỷ giá. Một là hạ giá tiền đồng mạnh hơn. Hai là hạ giá không tác động nhiều đến khuyến khích xuất khẩu, bởi với cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, độ giãn về xuất khẩu rất thấp so với biến đổi tỷ giá. Tôi cho rằng, chúng ta không thể giải quyết vấn đề nếu chỉ điều chỉnh hạ giá tiền đồng mà phải có giải pháp đồng bộ hơn, tổng thể hơn.

Những lần trước, sau khi phá giá tiền đồng, thì thị trường tự do ngừng lại và thu hẹp bớt khoảng cách với thị trường chính thức trong một thời gian ngắn sau đó mới dãn ra.

Tuy nhiên, hồi tháng 2, chúng ta đã hạ giá danh nghĩa tiền đồng khá lớn, tới 9,3%. Nhưng lần này khác những lần trước, chúng ta đã không những không thu hẹp khoảng cách mà còn nới rộng ra, từ 1.000 đã tăng lên 2.000.

Giá trị tiền đồng hiện đã cao hơn so với hồi tháng 2, nhưng tỷ giá thực của tiền đồng so với đồng USD lại lên giá. Điều này chứng tỏ, biện pháp đơn lẻ hạ giá danh nghĩa tiền đồng là không hiệu quả.

Vì vậy, muốn hạ giá tiền đồng, cần những giải pháp tổng thể và đồng bộ. Nhưng trước hết, Việt Nam phải ổn định được kinh tế vĩ mô, phải đưa được tỷ lệ lạm phát về ngưỡng 5% thì may ra việc hạ giá thực tiền đồng mới thực sự khuyến khích xuất khẩu và không tác động nhiều đến lạm phát.

Mục tiêu của chính sách thương mại là bảo đảm năng lực cạnh tranh xuất khẩu.Tuy nhiên, để cạnh tranh được xuất khẩu, lạm phát phải đủ thấp, bởi nếu không đủ thấp, hạ giá tiền đồng trên định lượng cộng với sự không gắn kết được với chính sách vĩ mô sẽ làm tăng nhập khẩu và không có ý nghĩa với xuất khẩu.

Do đó, điều quan trọng nhất, là phải giảm lạm phát. Bên cạnh đó, tỷ giá phải đủ có độ giao động nhất định. Khi đó, nếu các nhà kinh tế để biên độ giao động là 5% mà Nhà nước muốn 1% cũng không sao, nhưng Ngân hàng Nhà nước phải bảo đảm được độ linh hoạt.

Từ nay đến Tết vẫn là thời gian quyết định của đồng USD. Tuy nhiên, trong 3 đến 5 năm tới, nhất là trong bối cảnh quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và thương mại Trung Quốc lớn như hiện nay, có thể chúng ta phải nghĩ sang chế độ tỷ giá gắn với rổ tiền tệ.

Nhưng để chuyển sang chế độ này, chúng ta đảm bảo được điều kiện về thông tin, điều kiện về ổn định vĩ mô. Đặc biệt, để chính sách tỷ giá phải đủ linh hoạt với chính sách tiền tệ và đủ sức cạnh tranh. Trong đó, hệ thống ngân hàng và các DN phải bắt đầu học để biết cách phòng ngừa rủi ro, nhưng cũng phải mất thời gian 2 đến 3 năm mới có thể làm tốt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Phụ thuộc vào sự linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO