2 vấn đề lớn cần giải quyết của "đầu tàu kinh tế" TP.HCM

NGUYÊN BẢO| 06/10/2015 06:47

Dù kinh tế tiếp tục tăng trưởng khả quan trong 9 tháng của năm 2015 nhưng để giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước và tăng năng lực cạnh tranh, TP.HCM phải tập trung tháo gỡ nhiều nút thắt.

2 vấn đề lớn cần giải quyết của

Dù kinh tế tiếp tục tăng trưởng khả quan trong 9 tháng của năm 2015 nhưng để giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước và tăng năng lực cạnh tranh, TP.HCM phải tập trung tháo gỡ nhiều nút thắt.

Đọc E-paper

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, kinh tế trên địa bàn Thành phố 9 tháng ước đạt 649.499 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2014 và cao hơn mức tăng của 3 năm liên tiếp gần đây.

Ngoại trừ kim ngạch xuất khẩu (XK) giảm 5,9% (đạt 22,455 tỷ USD) do XK dầu thô giảm thì các chỉ tiêu khác như sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ đều tăng.

Đáng chú ý, cùng với cả nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục rót mạnh vào TP.HCM trong 9 tháng qua. Tính từ đầu năm 2015 đến ngày 21/9, Thành phố có 404 dự án FDI cấp mới, với tổng vốn đạt 2,36 tỷ USD, tăng 29,2% về số dự án và tăng gấp 2,1 lần về vốn.

Nếu tính cả dự án tăng vốn, 9 tháng qua, TP.HCM thu hút 3 tỷ USD vốn FDI, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ. Xét trên phạm vi cả nước, TP.HCM đứng thứ 2 sau Bắc Ninh về vốn nhưng lại dẫn đầu về số lượng dự án FDI.

Theo Savills Việt Nam, do là trung tâm kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên TP.HCM nhận được số lượng FDI lớn nhất.

Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2015, các doanh nghiệp (DN) Anh đã đầu tư vào TP.HCM chiếm 59% vốn FDI, theo sau là các nhà đầu tư đến từ quần đảo British Virgin (15%) và Hàn Quốc đứng thứ 3 (10%).

Tuy nhiên, bên lề các diễn đàn, hội nghị liên quan đến vấn đề kinh tế gần đây tại TP.HCM, không ít doanh nhân băn khoăn năng lực cạnh tranh dài hạn của Thành phố, dù vẫn giữ được tăng trưởng nhưng mức tăng này không đột biến như những năm trước đây.

Sự lo lắng này không hẳn là thiếu cơ sở, bởi nhìn lại Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, có thể thấy, tuy nằm trong 5 địa phương dẫn đầu về PCI với xếp hạng "Rất tốt" nhưng đó là lần đầu tiên trong 10 năm công bố chỉ số PCI, TP.HCM bước vào nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước (cùng với Đà Nẵng, Đồng Tháp, Lào Cai và Quảng Ninh).

Trong khi Đà Nẵng vẫn bảo vệ được vị trí quán quân về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Dù được các DN dân doanh đánh giá tốt về cơ sở hạ tầng (cùng với Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu) nhưng trong 9 chỉ số để đánh giá và xếp hạng PCI, TP.HCM chỉ vượt trội (không đáng kể) về hỗ trợ DN và đào tạo lao động, trong khi các chỉ số gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai lại khá thấp.

Đặc biệt, tính năng động của "đầu tàu kinh tế cả nước" lại chưa tương xứng với tiềm năng và thấp hơn 3 địa phương dẫn đầu là Đà Nẵng, Đồng Tháp và Lào Cai.

Hiện nay, với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, các tỉnh, thành phố ở khu vực Bắc Bộ như Bắc Ninh, Hải Phòng cũng đang cạnh tranh quyết liệt với TP.HCM, Đồng Nai hay Bình Dương trong việc thu hút dòng vốn FDI.

Do đó, để kinh tế TP.HCM tiếp tục tăng trưởng và tạo đột phá, lãnh đạo Thành phố đã đề ra những mục tiêu trọng tâm trong thời gian tới, cụ thể là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của DN và đặc biệt là tập trung ưu tiên vốn cho các dự án hạ tầng trọng điểm, làm đòn bẩy cho sự phát triển.

>TPP: Năng lực cạnh tranh là yếu tố quyết định

>Từ chuyện mía đường, nghĩ về năng lực cạnh tranh

>DN là lực đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia

>3 chiến lược tăng năng lực cạnh tranh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
2 vấn đề lớn cần giải quyết của "đầu tàu kinh tế" TP.HCM
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO