Giá trị của vay ngang hàng trong bối cảnh Covid-19

Hoàng Dung| 31/12/2020 08:00

Covid-19 là phép thử hiệu quả cho các công cụ tài chính hiện tại trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về vai trò của dịch vụ tài chính số trong thời kỳ khủng hoảng Covid, việc mở rộng tài chính số mang đến nhiều cơ hội cho dịch vụ tài chính.

Theo đó, việc mở rộng tài chính số có thể mang đến nhiều cơ hội như hình thức thanh toán số hỗ trợ tích cực cho biện pháp giãn cách xã hội, các nền tảng cho vay ngang hàng (P2P lending) tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, thêm cách thức vay đối với nền kinh tế, góp phần đẩy lùi hoạt động tín dụng đen.

P2P lending nổi lên theo đà Covid-19

Ở Việt Nam, nền tảng P2P lending bắt đầu xuất hiện từ năm 2015, nhưng lĩnh vực này thực sự bùng nổ trong khoảng 3 năm trở lại đây với sự ra đời của hàng trăm ứng dụng nhờ những ưu điểm vượt trội như giao dịch trực tuyến, không cần thế chấp, nhanh chóng,…

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ người dân Việt Nam khó tiếp cận hoặc chưa tiếp cận được các dịch vụ tài chính trực tuyến chính thức còn cao, tới gần 70%. Theo xu hướng phát triển của thế giới và khu vực, các giải pháp đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ để cung ứng dịch vụ tài chính số trên môi trường online sẽ nở rộ trong thời gian tới. Đặc biệt trong bối cảnh Covid vừa qua, lượng người sử dụng các dịch vụ tài chính số cũng gia tăng đột biến. Dịch bệnh đã tạo nên một xã hội phụ thuộc vào kỹ thuật số và trực tuyến, trong đó có hình thức cho vay ngang hàng thông qua ứng dụng P2P lending.

Cho vay ngang hàng tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, thêm cách thức vay đối với nền kinh tế

Cho vay ngang hàng tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, thêm cách thức vay đối với nền kinh tế

Có nhiều lý do mà vay ngang hàng trở thành lựa chọn cho người đi vay, theo bà Natalia Kovalenko – CEO Công ty TNHH MTV Lendtop cho biết: “Các ngân hàng và tổ chức tín dụng truyền thống thường không giải ngân các khoản vay nhỏ vì tỷ lệ vỡ nợ cao, thiếu dữ liệu và quy mô nhỏ khiến việc cho vay ít sinh lời hơn. Do đó, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay các cá nhân không thể tiếp cận kênh tín dụng này. Đặc biệt khi Covid diễn ra, các tổ chức tín dụng và ngân hàng không thể giải ngân các khoản vay của những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như tài xế, công nhân nhà máy,… Tuy nhiên mô hình P2P vừa qua đã hỗ trợ giải quyết được bài toán này.

Nhu cầu vay những khoản vay nhỏ tăng lên 22% trên MoneyCat (nền tảng vay ngang hàng của Lendtop), trong bối cảnh đại dịch, công ty đã quyết định giảm mức giải ngân thấp nhất xuống còn 200.000đ để hỗ trợ cho nhu cầu vay của khách hàng”.

Vị CEO này cũng cho biết, giá trị của cho vay ngang hàng không đơn thuần mang lại cho người đi vay mà còn cho cả thể chế tín dụng, đóng góp thêm cách thức cho vay đối với nền kinh tế chuyển đổi sang mô hình số hóa.

Lợi ích của cho vay ngang hàng

Từ tình hình thực tế có thể thấy cho vay ngang hàng mang lại nhiều lợi ích cho người vay lẫn các thể chế tín dụng trong nước, nhờ vào nhiều ưu điểm.

Thứ nhất, là khả năng tiếp cận các khoản vay nhỏ một cách dễ dàng. Doanh nghiệp nhỏ hoặc người đi vay có thể tiếp cận nguồn vốn ngay cả khi họ không có lịch sử tín dụng. Ngược lại lãi suất có thể cao hơn để bù đắp cho độ rủi ro của khoản vay.

Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp mới thành lập hay các cá nhân không có tài khoản ngân hàng thường sẽ không có điểm tín dụng tốt bởi đơn giản là do chưa có bất kỳ lịch sử giao dịch thành công nào. Do đó, việc tiếp cận các khoản vay thông thường sẽ khó thực hiện. Mô hình vay ngang hàng sẽ giúp đáp ứng được nhu cầu vay cho phép người đi vay nhỏ lẻ dễ dàng tiếp cận với các khoản vay nhỏ tại thời điểm họ cần tài chính nhất.

Thứ hai, mô hình này hỗ trợ cho hoạt động giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc trực tiếp khi toàn bộ giao dịch cho vay được thực hiện trực tuyến. 

Thứ ba, mô hình P2P lending sử dụng công nghệ và dữ liệu lớn (Big data) để phân tích trước khi giải ngân khoản vay, nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho bên vay, rút ngắn thời gian giải ngân cho bên đi vay.

Bà Natalia Kovalenko – CEO Công ty TNHH Lendtop, nhà phát triển ứng dụng MoneyCat

Bà Natalia Kovalenko – CEO Công ty TNHH Lendtop, nhà phát triển ứng dụng MoneyCat

Trao đổi về việc mô hình này, bà Natalia Kovalenka cho biết: “Dựa trên kinh nghiệm chuyên môn hóa, các công ty P2P lending xây dựng một nền tảng công nghệ cao để dự đoán độ tin cậy của bên vay, bằng cách phân tích hơn 10.000 yếu tố dự đoán trong vài giây, bao gồm hành vi khách hàng, dịch vụ eKYC (know your customers), công nghệ nhận dạng khuôn mặt,… Tất cả dữ liệu dự đoán đều được phân tích theo đúng Luật pháp Việt Nam và tuân thủ về bảo mật dữ liệu, đồng thời dự đoán chính xác khả năng thanh toán khoản vay”.

“Chẳng hạn ở MoneyCat, dựa trên công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) chúng tôi phân tích những chi tiết nhỏ như “mức độ thường xuyên sạc điện thoại của khách hàng” cũng cho phép dự đoán những khách hàng có hoạt động gian lận”, bà Natalia Kovalenko chia sẻ thêm.

CEO này cũng có biết hiện nay có khoảng 100 công ty fintech về cho vay ngang hàng hoạt động trên thị trường, nhưng chỉ có khoảng 10-12 doanh nghiệp có các tiêu chuẩn về chính sách nhắc nợ, cung cấp thông tin rõ ràng cho khách hàng về các điều khoản và điều kiện khi vay, giúp minh bạch thông tin bảo vệ quyền lợi người đi vay.

Là một doanh nghiệp P2P lending hoạt động tại Việt Nam, Lendtop cùng MoneyCat luôn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền tảng cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện cho cộng đồng, bắt kịp xu hướng toàn cầu về tài chính số. Đồng thời mong muốn của Lendtop là giúp cho dịch vụ tài chính ngày càng minh bạch, dễ dàng tiếp cận đến người có nhu cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Giá trị của vay ngang hàng trong bối cảnh Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO