"Nhảy cóc" lên mây

NICK KNUPFFER - Giám đốc Tiếp thị Trung tâm dữ liệu và Kết nối hệ thống, Intel châu Á - Thái Bình Dư| 06/09/2012 08:46

Theo một khảo sát mới đây, có 16% người Mỹ hiểu và biết về Cloud Computing, trong khi số còn lại còn hình dung đấy là những đám mây theo nghĩa đen...

Theo một khảo sát mới đây, có 16% người Mỹ hiểu và biết về Cloud Computing, trong khi số còn lại còn hình dung đấy là những đám mây theo nghĩa đen... Điều này đặt ra câu hỏi, liệu chúng ta có đang ở kỷ nguyên mà điện toán đám mây đã đạt đến độ phổ biến nhất định?

Nick Knupffer - Giám đốc Tiếp thị Trung tâm dữ liệu và Kết nối hệ thống, Intel châu Á - Thái Bình Dương

Thực sự “Cloud Computing” nằm trong nhóm những từ khóa công nghệ được lặp lại nhiều nhất trong năm qua. Những tính năng vượt trội nó mang đến cho hiệu quả công việc đang góp phần mang cả thế gần nhau hơn bao giờ hết.

Các công ty trên toàn cầu thực tế đã và đang ứng dụng điện toán đám mây vào toàn bộ hay một phần hoạt động của mình. Một số công ty đi trước thời đại đã ứng dụng những đám mây, private lẫn public, và thậm chí, những công ty đã dùng đám mây vào các nhóm dịch vụ trực tiếp cung cấp cho người dùng.

Để sử dụng được đám mây điện toán, bước đầu tiên cho mọi doanh nghiệp (DN), dù ở tầm vóc nào, chính là chuẩn hóa các quy trình hiện, trước khi tích hợp vào cloud. Hiện nay, quá trình này đang diễn ra rất nhanh chóng tại Mỹ, châu Âu và cả Trung Quốc, và thật khó nói khi nào cloud trở thành chọn lựa số một, đặc biệt là ở các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương.

Điều cốt lõi nhất ở quá trình này chính là việc thuyên chuyển và kết nối dữ liệu, các ứng dụng và đồng bộ hóa chúng. Khi đó, vai trò của một công trình sư trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Intel đang hướng đến vai trò là một trong những công trình sư hàng đầu trên thế giới là vì vậy.

Điện toán đám mây đang mang đến nhiều lợi ích, trước hết đó là sự tinh giản của toàn bộ quy trình. Nếu trước kia Intel cần đến nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng, để kiến thiết một hệ thống vận hành và nguồn lực tương ứng như phần mềm, kết nối, thì ngày nay, với cloud, mọi thứ giảm xuống chỉ còn 3 giờ, và tương lai sẽ chỉ còn 1 giờ.

Lợi ích kế tiếp chính là thay đổi trong tư duy thiết kế các ứng dụng, cách chúng ta nghĩ về vai trò của điện toán như một nhu cầu tất yếu trong sinh hoạt hằng ngày như điện, nước. Chẳng hạn, 10 năm trước kia, khi có một tin tức “nóng” trên các trang web, toàn bộ hệ thống dù quy mô đến đâu đều có thể bị đánh sập hoàn toàn trước lượt truy cập.

Tuy nhiên, bằng hệ thống public cloud, DN hoàn toàn có thể tăng tối đa sự chia sẻ và tận dụng sức mạnh của hệ thống chung. Nói cách khác, đó là tính linh hoạt và đa năng của công nghệ cloud. Công nghệ này thực chất đã giúp Intel tiết kiệm 9 triệu USD chi phí hằng năm và số server giảm từ trên 100.000 xuống còn 70.000.

Nhưng đồng thời cloud cũng đặt ra một vấn đề nhức nhối về khả năng bảo mật và an toàn thông tin trên một môi trường internet đầy rẫy cạm bẫy và phức tạp ngày nay. Thấu hiểu điều đó, Intel đã và vẫn đang áp dụng và bổ trợ những hệ thống mã hóa an toàn ở nhiều cấp độ khác nhau, tiêu biểu chính là tập lệnh mã hóa AES-NI.

Song song đó, Intel cũng áp dụng giải pháp phần cứng TXT, cả hai cùng mang lại khả năng bảo mật bổ sung cho môi trường điện toán đám mây, bằng cách tạo môi trường khởi động nền tảng bảo mật hơn, cung cấp khả năng bảo vệ cao hơn cho ứng dụng di chuyển giữa các máy chủ.

Thực tế, những dòng thiết bị mới hơn của Intel đều được trang bị với những công năng tối ưu đãi cho môi trường điện toán đám mây.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, có một ưu thế rất lớn là khả năng nhảy cóc công nghệ, thậm chí đón đầu những xu hướng phát triển mới hơn. Điện toán đám mây chính là một trong số đó và do đó hoàn toàn có thể trở thành một lựa chọn lý tưởng trong thời gian sắp tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
"Nhảy cóc" lên mây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO