Trung Quốc: Ngành bảo hiểm đang "cứu" lấy TTCK?

BÙI VĨNH THIỆN| 16/07/2015 08:31

Trong các thị trường mới nổi khu vực châu Á, ngành bảo hiểm Trung Quốc được đánh giá cao nhất.

Trung Quốc: Ngành bảo hiểm đang

Trong mấy ngày gần đây, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc đã tác động lớn đến tâm lý của nhà đầu tư (NĐT) các nước. Đối với TTCK Trung Quốc, lúc này, người ta chỉ nhìn thấy yếu tố bảo hiểm là cứu cánh lớn nhất để thị trường này thoát đáy.

Đọc E-paper

Lạm bàn về ngành bảo hiểm, đây là ngành có vai trò quan trọng khi nền kinh tế có vấn đề và cũng thường được xem là nhóm cổ phiếu phòng thủ trên TTCK. Trong các thị trường mới nổi khu vực châu Á, ngành bảo hiểm Trung Quốc được đánh giá cao nhất.

Mới đây, Ủy ban Giám sát bảo hiểm Trung Quốc (CIRC) đã cho phép các công ty bảo hiểm cho các công ty môi giới vay tiền (thông qua các nghiệp vu chứng khoán như cầm cố cổ phiếu), thương lượng lại thời gian trả nợ cũng như không thu nợ trước hạn để tránh việc bán tháo cổ phiếu.

Bên cạnh đó, CIRC cũng cho phép các công ty bảo hiểm có thể đầu tư 10% tổng tài sản vào một cổ phiếu blue chip duy nhất, gấp đôi so với mức 5% trước đó.

Ngoài ra, các công ty bảo hiểm đã đạt đến giới hạn đầu tư tài sản vào các cổ phiếu blue chips (30%) cũng sẽ được đầu tư thêm 10%. Cuối cùng, CIRC cũng thúc giục các công ty bảo hiểm đổ hàng chục tỷ nhân dân tệ vào các cổ phiếu blue chip và large cap.

Chỉ số Shanghai Composite Index phản ứng khá tích cực trước các biện pháp này nên đã tăng 5,8% trong phiên giao dịch ngày 9/7 sau khi giảm hơn 80% từ cuối tháng 6.

Trở lại TTCK Việt Nam, giao dịch tuần vừa qua cho thấy sự chuyển dịch dòng tiền đầu tư rất mạnh. Cụ thể, dòng tiền có sự luân chuyển từ các ngành như ngân hàng, dầu khí, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản... và các nhóm cổ phiếu vốn hóa khác nhau.

Cũng giống như thị trường Trung Quốc, nhóm cổ phiếu ngành bảo hiểm ở TTCK Việt Nam đang có phiên tăng mạnh khi có 7/8 mã tăng giá, 5 trong số đó là BVH, BMI, BIC, PGI, PVI tăng trần.

Bên cạnh đó, người ta nhận thấy rõ là dòng tiền bắt đầu chốt lời, rút bớt một phần ra khỏi cổ phiếu có vốn hóa lớn mà chảy vào những cổ phiếu vốn hóa trung và nhỏ (khả năng dòng vốn chốt lời đứng ngoài không tham gia là thấp bởi thanh khoản tuần qua vẫn duy trì khá đều đặn).

Cụ thể, theo số liệu của RongViet Research, dòng tiền đã bắt đầu đổ nhiều vào nhóm cổ phiếu mid và small cap: nhóm mid và small cap HOSE ghi nhận mức tăng lần lượt 1,07% và 0,01%, sàn Hà Nội cũng ghi nhận mức tăng 0,34% với nhóm cổ phiếu này.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, cổ phiếu mid/small chỉ đóng vai trò duy trì nhiều hơn là thúc đẩy chỉ số, thị trường rất cần sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn để đi tiếp. Trong lịch sử, VN-Index có 4 lần tiếp cận vùng 640 nhưng chỉ mới có 1 lần thành công vào tháng 11 năm 2006.

Do đó, thời điểm này, NĐT nên nhận thấy các chỉ số chỉ đóng vai trò "tâm lý” và nhà đầu tư cũng cần có sự chọn lọc, cân nhắc thận trọng giữa giá cả và chất lượng.

>TTCK Trung Quốc và cuộc giải cứu trong vô vọng

>Trung Quốc: Nguồn khách “inbound” dồi dào nhất thế giới

>Thị trường bảo hiểm: Sự hấp dẫn của những người già

>Tỷ phú Hồng Kông “nhòm ngó” thị trường bảo hiểm Việt Nam

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc: Ngành bảo hiểm đang "cứu" lấy TTCK?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO