Cho vay không tài sản đảm bảo: Nói dễ hơn làm

LINH CHI| 06/08/2014 09:31

Vì phải trích lập dự phòng cho những khoản nợ không có tài sản đảm bảo tăng cao khiến lợi nhuận 6 tháng đầu năm của phần lớn ngân hàng (NH) sụt giảm mạnh. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại khuyến khích cho vay tín chấp khiến nhiều NH bối rối.

Cho vay không tài sản đảm bảo: Nói dễ hơn làm

Vì phải trích lập dự phòng cho những khoản nợ không có tài sản đảm bảo tăng cao khiến lợi nhuận 6 tháng đầu năm của phần lớn ngân hàng (NH) sụt giảm mạnh. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại khuyến khích cho vay tín chấp khiến nhiều NH bối rối.

Đọc E-paper

Chính sách đúng...

Nguyên nhân chủ yếu của việc khó tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm là do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu, tình trạng nợ đọng ngân sách, vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo chưa được xử lý dứt điểm, cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp (DN) vay vốn chưa được đẩy mạnh.

Do vậy, NHNN mới đây đã yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài triển khai Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của DN.

> Tăng 5 lần mức vay tín chấp cho nông dân

> Nông thôn không dễ vay tín chấp

> Bảo hiểm tài sản đảm bảo: Lợi thì có lợi...

> Tiêu dùng qua thẻ: Lãi suất đi đôi với tài sản đảm bảo

> Vay tín dụng ưu đãi phải có ít nhất 20% vốn tự có

> Cuối năm, ít cơ hội vay vốn rẻ

Trong đó, điểm quan trọng được nhiều người chú ý là việc xây dựng quy trình thu thập, khai thác thông tin về đánh giá tín nhiệm, hoạt động của khách hàng nhằm tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, đơn giản hóa thủ tục cho vay, cơ cấu lại các khoản vay vốn có lãi suất cao trước đây.

Có thể thấy, trong bối cảnh tín dụng khó khăn, về lý thuyết, NHNN đưa ra Chỉ thị 11 cũng là một biện pháp tốt để cả DN lẫn NH có điều kiện khơi thông dòng chảy tín dụng vốn tắc nghẽn lâu nay. Cụ thể, các NH suốt thời gian qua đều than vốn đưa ra thị trường nhiều nhưng không được hấp thụ, thậm chí không ít NH than vì thừa vốn.

Còn đối với DN, nếu có tài sản đảm bảo, thì đã đem cầm cố trước đó. Do vậy, để quay vòng vốn nhanh, vấn đề vay tín chấp vô cùng quan trọng. Chỉ thị 11 đã chứng minh được tính khả thi và hợp thời của nó bởi gỡ được nút thắt lớn nhất đối với việc tăng trưởng tín dụng.

Tuy nhiên, thực tế nỗi lo về nợ xấu vẫn còn. Nếu như trước đây, vì nợ xấu mà NHNN phải yêu cầu các tổ chức tín dụng siết chặt những khoản vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo, không có kế hoạch kinh doanh tốt, thì nay để tăng trưởng tín dụng lại yêu cầu xem xét mở cửa cho vay chính những đối tượng trên. Đây thực sự là vòng luẩn quẩn mà Chỉ thị 11 có thể xa rời thực tế.

...Nhưng khó thực hiện

Khi được hỏi, một số NH như Vietcombank, SHB, Maritime Bank, Agribank... cho biết, thu hồi nợ là một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay.

"Suốt thời gian qua, các NH đều phải trầy trật dùng đủ biện pháp, gây áp lực có, kiện tụng có nhưng vẫn không thu được nợ. Thậm chí, có những DN có tài sản đảm bảo, nay muốn phát mãi còn khó khăn huống chi những DN vay tín chấp", đại diện Agribank Chi nhánh Hóc Môn lo lắng.

Điều đó lý giải vì sao 6 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu vẫn có xu hướng tăng và những khoản tín dụng được giải ngân chỉ rót chủ yếu vào các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư công, trong khi khối DN nhỏ và vừa vẫn trong tình trạng đói vốn do thiếu tài sản đảm bảo, nợ xấu cao.

Trong báo cáo mới nhất, ông Hoàng Việt Trung, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh Hà Nội, cho biết, tính đến ngày 30/6, dư nợ của khối DN nhỏ và vừa là 288.000 tỷ đồng, trong đó, có tới 19.000 tỷ đồng là nợ xấu, chiếm 6,6% tổng dư nợ.

300 ngàn tỷ đồng
Theo NHNN, 6 tháng đầu năm, tín dụng chỉ tăng 3,52%, tương đương với khoảng 122.400 tỷ đồng được đưa vào nền kinh tế. Để thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra, những tháng còn lại của năm, lượng vốn đưa vào nền kinh tế ước phải tăng thêm khoảng 300 ngàn tỷ đồng.

Trong bối cảnh này, NHNN kêu gọi các NH tăng cho vay tín chấp là không dễ thực hiện. Liên quan đến vấn đề này, Phó giám đốc Agribank Chi nhánh Hóc Môn thừa nhận: "Riêng tại địa bàn, chỉ có Agribank là NH cho vay vốn tín chấp đối với nông dân. Nhưng suốt 6 tháng qua, NH cũng chỉ giải ngân được 200 tỷ đồng trên tổng số 4.000 khách hàng; mỗi khoản vay cũng chỉ trên dưới 50 triệu đồng. Vì thực tế việc xác định mức độ tín nhiệm đối với một khách hàng, nhất là những người làm nông nghiệp là không dễ”.

Đối với DN cũng vậy, để vay được vốn tín chấp, phải minh bạch trong hoạt động và báo cáo tài chính, đảm bảo NH có thể quản lý được dòng tiền. Nhưng trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, ngay cả DN lớn cũng gặp vấn đề chứ đừng nói gì đến các DN vừa và nhỏ.

"Suốt thời gian qua, để tăng trưởng tín dụng, NH đã phải tiếp thị tận DN, từng hộ tiêu dùng để mở đầu ra cho dòng vốn. Với một số DN sản xuất lớn và có "sức khỏe" tốt, với lãi suất hiện nay, họ cho biết chưa vội vay để mở rộng đầu tư, sản xuất và kinh doanh. Còn lại, đối với những DN đang gặp khó khăn chung về đơn hàng, đầu ra không có, phương án vay vốn không khả thi nên NH không thể mạo hiểm cho vay", lãnh đạo một NHTM nói thêm.

Rõ ràng, xét trong tình trạng hiện nay, phần lớn DN đã vướng vào nợ xấu nên NH sẽ khó rót thêm vốn cho vay. Còn đối với DN mới, NH phải xem xét đến yếu tố thị trường có tiêu thụ được hàng hóa hay không mới quyết định việc cho vay vốn. Để có thể cho vay theo kiểu thẩm định, xác định độ tín nhiệm sẽ là việc khó làm ngay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cho vay không tài sản đảm bảo: Nói dễ hơn làm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO