Trung Quốc - Ấn Độ và những nụ cười gượng ép

Nguyễn Văn Toàn| 19/10/2019 05:57

Rồng và hổ, hay gấu trúc và voi? Là các hình ảnh minh họa cho cuộc gặp gỡ giữa ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Trung Quốc, và ông Narendra Modi - Thủ tướng Ấn Độ, tại một hội nghị thượng đỉnh không chính thức vào ngày 12/10/2019. Có vẻ như các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Ấn Độ giả vờ hòa thuận.

Trung Quốc - Ấn Độ và những nụ cười gượng ép

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ( Ảnh TTXVN)

Theo giới truyền thông, hai ông đều là những hình mẫu đàn ông mạnh mẽ trên chính trường của họ. Họ đã cùng đi thong thả như khách du lịch qua các tác phẩm chạm khắc đá thế kỷ thứ tám của Mamallapuram trên bờ biển phía đông nam Ấn Độ trước khi tổ chức tiệc tại một ngôi đền bên bờ biển lãng mạn, di tích cuối cùng của một cảng giao thương thịnh vượng với Trung Quốc từ 1.300 năm trước. Tuy nhiên, các quốc gia của họ, cùng chung biên giới với hơn một phần ba dân số của thế giới, nhưng lại không phải là người bạn tốt nhất của nhau. Họ có một danh sách các vấn đề tranh chấp cũng như quyền lợi chung, thậm chí chung cả những người bạn và đối thủ.

Tranh chấp lãnh thổ

Mỗi nước đều có yêu cầu về vùng đất kiểm soát riêng của mình. Trung Quốc khẳng định quyền đối với toàn bộ bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Đối với Ấn Độ, Trung Quốc là một huyết mạch tài chính, quân sự và ngoại giao ngày càng quan trọng. Kẻ thù chung về vũ trang hạt nhân là Pakistan. Nhưng nhiều thập kỷ qua, Ấn Độ lại là nơi lưu trú của những người lưu vong Tây Tạng nổi tiếng, trong đó có cả Dalai Lama. 

Trung Quốc phản đối trước sự từ chối thẳng thừng của Ấn Độ đối với “”Sáng kiến vành đai và con đường”. Đây là sáng kiến nhằm mục đích hội nhập châu Á thông qua cơ sở hạ tầng được xây dựng bằng các khoản vay của Trung Quốc. Ấn Độ khó chịu vì thặng dư 53 tỷ USD của Trung Quốc trong thương vụ 96 tỷ USD giữa hai bên. Các phản ứng của Ấn Độ là để tăng cường mối quan hệ giữa chính phủ với người dân khi mà dân chúng nghi ngờ các chương trình hợp tác nghiên cứu chỉ là vỏ bọc cho những mục đích thâm sâu hơn của Trung Quốc. Nhưng về phía Trung Quốc, mỗi năm họ đóng góp 250.000 khách du lịch tới Ấn Độ, trong số 149 triệu người đi du lịch nước ngoài.

Cạnh tranh quân sự

Ấn Độ cũng lo ngại sự chênh lệch ngày càng tăng giữa sức mạnh quân sự của Trung Quốc và của chính họ. Với một nền kinh tế hiện đang lớn hơn năm lần, một nền tảng công nghiệp và ngân sách quốc phòng phù hợp, Trung Quốc đang nhanh chóng vượt xa nước láng giềng vẫn dựa vào vũ khí nhập khẩu.

Trung Quốc đang đưa vào vùng biển của Ấn Độ không chỉ tầu chiến mà cả tàu ngầm. Trung Quốc còn đầu tư tiền vào các quốc gia nhỏ hơn nhưng lại là một phần sân sau của Ấn Độ: Maldives và Sri Lanka.

Bắt tay với nước lớn

Trung Quốc lại phải dè chừng và cảnh giác hơn khi Ấn Độ ngày càng gần gũi với các đối thủ như Mỹ, Úc, Nhật Bản. Cơ sở của việc này là Ấn Độ tự coi mình là một siêu cường sắp nổi lên, và cũng xuất phát từ mong muốn không khiêu khích người láng giềng lớn hơn. Đó là lý do Ấn Độ tránh xa các liên minh chính thức.

Nhưng ngay cả dưới thời chính quyền Trump thất thường, Ấn Độ vẫn thắt chặt quan hệ với Mỹ với các thỏa thuận quốc phòng ngày càng tăng. Không ai ở Delhi còn bị ảo tưởng rằng Trung Quốc là một đối tác đáng tin cậy, hoặc thậm chí là một phương án thay thế cho mối quan hệ ngày càng nguy hiểm với Mỹ hay mối quan hệ đối tác sâu sắc với Nhật Bản, thậm chí cả những tham gia mạnh mẽ với các cường quốc trung lưu khác trên khắp châu Âu và Đông Nam Á. (Theo Constantino Xavier của Brookings Ấn Độ - một nhà tư tưởng, quan tâm về sự trỗi dậy không ngừng và ngày càng quyết đoán của Trung Quốc).

Ngoại giao kèm điều kiện

Tuy nhiên, vẫn có một vài dẫn chứng về thái độ ngoại giao của Ấn Độ. Ấn Độ nói rất ít về các chính sách của Trung Quốc tại Hồng Kông và Tân Cương, đáng chú ý là đã hạn chế những người Tây Tạng lưu vong. Đổi lại, họ hy vọng Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề Kashmir, nơi Ấn Độ gần đây đã tước quyền tự trị. Về mặt đó, ít nhất, ông Tập đã thất vọng về mặt pháp lý, nói ngay trước chuyến thăm rằng ông quan tâm đến tình hình ở Kashmir và ủng hộ lập trường của Pakistan.

Cuộc đua mở rộng tầm ảnh hưởng

Sau khi gặp ông Modi, ông Tập đã bay tới thủ đô Kathmandu của Nepal. Đó là chuyến thăm đầu tiên của một Chủ tịch Trung Quốc trong 23 năm tới nước Cộng hòa mà dân chúng phần lớn theo Ấn Độ giáo và có mối quan hệ lịch sử, văn hóa mạnh mẽ với Ấn Độ. Cả hai nước Trung Quốc và Nepal đều được điều hành bởi những người cộng sản, và sau tất cả, nhiều người Nepal phẫn nộ Ấn Độ đôi khi bắt nạt chính sách đối với đất nước của họ.

Ông Tập đã ký 18 hiệp định song phương với Nepal, và đưa ra những lời hứa về đầu tư của Trung Quốc vào đường bộ và đường sắt. Nhưng thỏa thuận mà Trung Quốc muốn nhất là một hiệp ước dẫn độ có thể nhắm vào cộng đồng người lưu vong Tây Tạng của Nepal. Nhưng điều này vẫn còn khó nắm bắt.

Căn cứ vào độ cao của các dãy núi và sự yếu kém của nền kinh tế Nepal, các cơ sở hạ tầng theo kế hoạch chạy theo Trung Quốc cũng phải mất nhiều năm để hiện thực hóa. Trong khi đó, Ấn Độ nói rằng họ sẽ tăng cường liên kết đường bộ và đường sắt tới Nepal từ phía mình.

Một quốc gia khác nằm trong cạnh tranh của cả hai bên là Sri Lanka. Trung Quốc đã làm rối loạn cục diện ở Sri Lanka bằng cách ký quá nhiều thỏa thuận mờ ám cho các cảng và cơ sở hạ tầng khác, gây ra phản ứng chính trị ủng hộ Ấn Độ. Bây giờ con lắc đang quay trở lại. Cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 có vẻ sẽ trả lại gia đình Rajapaksa - đang thân với Trung Quốc lên nắm quyền.

Ấn Độ đã đóng góp cho các dự án phát triển khác nhau tại Sri Lanka, nhưng không thể sánh kịp với quy mô của Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc năm ngoái đã trao cho tổng thống sắp mãn nhiệm Sri Lanka, Maithripala Sirisena, 300 triệu USD làm quà tặng từ ông Tập, để chi tiêu như ông muốn. Thật không may, sức mạnh bền bỉ và năng lực cho một đoạn đường dài đã trở thành nhân tố thiếu sót lớn trong vở kịch của Ấn Độ tại Sri Lanka.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc - Ấn Độ và những nụ cười gượng ép
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO