Vươn đến thành công từ… “mớ hỗn độn”

Nguồn VnEconomy| 23/11/2009 01:44

Brenda C.Barnes đã là một thành viên của Ban giám đốc của Sara Lee kể từ khi gia nhập và chính thức được bổ nhiệm vào vị trí này kể từ tháng 10 năm 2005.

Vươn đến thành công từ… “mớ hỗn độn”

Liên tiếp xuất hiện trong Bảng danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới do Forbes bình chọn từ năm 2004 cho tới nay, Brenda C.Barnes có mặt trong lĩnh vực kinh doanh, marketing.

Brenda C. Barnes hiện đang là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành (CEO) của Sara Lee Corporation.

Đặc biệt với thương hiệu Sara Lee, thương hiệu đang hiện diện ở 200 nước trên khắp các châu lục, bà đã khẳng định được tên tuổi của mình.

Brenda C. Barnes hiện đang là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành (CEO) của Sara Lee Corporation. Trước đó, bà đã là một thành viên của Ban giám đốc của Sara Lee kể từ khi gia nhập và chính thức được bổ nhiệm vào vị trí này kể từ tháng 10 năm 2005.

Tốt nghiệp cử nhân kinh tế của Trường đại học Augustana vào năm 1975, mơ ước của bà là được làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, marketing. Có thể nói, trước khi đến với Sara Lee, chính Barnes cũng không ngờ rằng sau 22 năm gắn bó mình sẽ rời khỏi Tập đoàn Pepsi-Cola, cái nôi nuôi dưỡng tri thức về kinh doanh, marketing, quản lý... cho bà.

Sau khi làm quản lý kinh doanh cho Wilson Sporting Goods vào năm 1976, và Phó chủ tịch phụ trách marketing cho Frito-Lay vào năm 1981, Barnes trở thành một trong những thành viên của nhóm marketing cho công ty mẹ PepsiCo vào năm 1984. Sau đó, đến năm 1993, bà trở thành chủ tịch của một chi nhánh của Pepsi-Cola ở khu vực Nam và Tây Mỹ. Hai năm sau, bà được đề cử giữ chức giám đốc quản lý của PepsiCo khu vực Bắc Mỹ.

Cuối cùng, đến năm 1996, bà giữ chức giám đốc điều hành của PepsiCo khu vực Bắc Mỹ. Trong thời gian làm việc cho PepsiCo, bà nổi tiếng là người theo trường phải “cắt giảm và củng cố danh mục đầu tư” trong hoạt động kinh doanh và marketing.

Sara Lee thu hút hàng triệu người tiêu dùng và khách hàng trên toàn thế giới.

Công việc đang trên đà thăng tiến, bà đột ngột thông báo từ chức vào năm 1997. Sự ra đi đột ngột này đã trở thành tâm điểm của dư luận trên toàn nước Mỹ. Nhiều người đã phỏng đoán rằng mối quan hệ giữa bà với công ty bị sứt mẻ và bà cảm thấy việc ra đi tại điểm này là hợp lý nhất hay công ty quyết định sa thải bà... Cuối cùng, bà lên tiếng đưa ra “mật mã” giải thích cho lý do ra đi của mình chính là bà muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.

Nhưng niềm đam mê và yêu thích kinh doanh đã kéo bà trở lại với công việc. Chỉ 3 năm sau đó, cuối năm 1999, bà là Chủ tịch lâm thời và là một trong những thành viên điều hành chính của Starwood Hotels & Resorts. Song công việc quản lý, điều hành khách sạn dường như không đem đến cho bà mảnh đất để vẫy vùng cho những gì tích lũy được trong suốt thời gian làm công việc marketing, quản lý kinh doanh. Bà tiếp tục tìm kiếm những cơ hội mới trong vai trò điều hành kinh doanh ở nhiều tập đoàn lớn như Avon Products, New York Times, LucasFilm...

Chỉ đến năm 2004, khi Barnes bước chân gia nhập vào tập đoàn Sara Lee thì “sức mạnh” trong người phụ nữ này mới thực sự bùng phát khi kể từ đó đến nay, bà liên tục lọt vào top những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới do độc giả của Forbes bình chọn.

Nhưng thời điểm bà gia nhập Sara Lee thì cũng là thời điểm mà “một mớ hỗn độn” trong kinh doanh đang chờ đợi bà phía trước. Sự thua lỗ của nhiều công ty, hoạt động tài chính không hiệu quả, phân phối gặp khó khăn... Sự thực là, khi bà nhận lời về với Sara Lee, nhiều người còn tự hỏi không hiểu Brenda Bernes sẽ xoay sở ra sao với những khó khăn này hay lý do gì đã mời gọi được Brenda Bernes về Sara Lee... Phải chăng điều này lại chính là cơ hội để Brenda Bernes phát huy được triết lý “cắt giảm và củng cố danh mục đầu tư” của mình?

Quả thực, Brenda Barnes được thừa kế một công ty hỗn độn khi trở thành Giám đốc điều hành của tập đoàn này vào năm 2004. Vì vậy, công việc cải tổ, tái thiết để Sara Lee gượng dậy được bà đặt lên hàng đầu. Song việc thực hiện kế hoạch theo ý đồ của mình trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Bà bắt đầu bằng việc cải tổ phân chia 4 kênh kinh doanh của hãng theo hướng tập trung hơn, bao gồm kênh kinh doanh thịt, kênh kinh doanh cà phê với 2 thương hiệu chính Hills Bros và Chock full o’Nuts, kênh bán hàng mỹ phẩm và các sản phẩm gia dụng. Theo đó, bà xác định nguồn kinh phí để cải tổ kinh doanh theo 4 kênh này lên tới 4,5 tỉ USD trong đó 1,1 tỉ USD dành cho chuỗi công ty con đang hoạt động tại thị trường châu Âu.

Sự tập trung này được bà thực hiện bằng việc sắp xếp lại bộ máy quản lý. Bernes nhận thấy có quá nhiều “đầu bếp” trong căn bếp của Sara Lee. Điều này ám chỉ rằng, có quá nhiều cấp quản lý điều hành ở tập đoàn. Đây chính là cách quản lý bất hợp lý, không khoa học và dư thừa. Vì vậy, vấn đề này phải được thay đổi nếu muốn Sara Lee sống dậy.

Với việc duy trì và theo đuổi những mục tiêu thấp trong dài hạn, Brenda Bernes dường như biết rõ mình nên làm những gì và phải làm những gì để không quá sức đối với hoàn cảnh của Sara Lee.

Mỗi ngày, Sara Lee lại thu hút hàng triệu người tiêu dùng và khách hàng trên toàn thế giới. Công ty có một trong những danh mục hàng đầu thế giới được ưa chuộng với các thực phẩm và đồ uống sáng tạo và đáng tin cậy, đồ dùng gia đình và thương hiệu chăm sóc cơ thể, bao gồm Ambi Pur, Ball Park, Douwe Egberts, Hillshire Farm, Jimmy Dean, Kiwi, Sanex, Sara Lee và Senseo.

Những thương hiệu này tạo ra nhiều hơn 13 tỉ USD doanh thu thuần hàng năm trên khắp các mạng lưới bán hàng với cộng đồng 44.000 nhân viên trên toàn thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vươn đến thành công từ… “mớ hỗn độn”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO