Ô tô đi tránh bão - Ảnh: TRỌNG THIẾT |
Toàn văn bản tin của TT Khí tượng Thủy Văn như sau:
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, ở trạm đảo Cô Tô có gió mạnh 15m/s (cấp 7), giật 27m/s (cấp 10); ở trạm đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh 20m/s (cấp 8), giật 24m/s (cấp 9); Văn Lý (Nam Định) 16m/s (cấp 7), giật 22m/s (cấp 9); Thái Bình 12m/s (cấp 6), giật 20m/s (cấp 8), ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) có gió mạnh 16m/s ( cấp 7), giật 20m/s (cấp 8), Hòn Ngư (Nghệ An) 16m/s (cấp 7), giật 22m/s (cấp 9).
Ở nam đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, có nơi mưa to và dông; với lượng mưa phổ biến 15 - 30mm; riêng Nghệ An - Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 50 - 100mm; một số nơi có mưa trên 100mm như Tp.Vinh 208mm; Hòn Ngư (Nghệ An) 240mm; Linh Cảm (Hà Tĩnh) 178mm; Tuyên Hóa (Quảng Bình ) 101mm…
Chiều tối 30/7 sau khi đi vào địa phận các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Nhiều người dân đi lại khu vực bờ biển khi bão dâng lên - Ảnh: TRỌNG THIẾT |
Hồi 19 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,4o Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Thanh Hóa - Nghệ An. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7.
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, ở vịnh Bắc Bộ đêm 30/7 còn có có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động. Ở các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to. Vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, ở khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.
Thanh Hóa: Di dời khẩn cấp 32.000 dân tránh cơn bão số 3
Bà Bùi Thị Vinh (62 tuổi) ở thôn Tân Hưng, xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đưa đứa cháu nội 6 tháng tuổi đi tránh bão số 3 tại trường tiểu học của xã - Ảnh: Hà Đồng chụp chiều 30-7 |
Đây là những hình ảnh chúng tôi ghi lại tại huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) trong ngày 30/7, khi người dân các xã ven biển như Đa Lộc, Hưng Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc của huyện này hối hả, khẩn trương rời nhà vùng gần mép nước, đi lên các khu trường học cao tầng, nhà người thân để tránh trú cơn bão số 3. Đồ dùng mà bà con ngư dân mang theo đi tránh bão gồm chăn màn, thực phẩm và nhiều đồ dùng thiết yếu khác.
Tại Trường tiểu học xã Ngư Lộc và Trường tiểu học Hưng Lộc 2 (xã Hưng Lộc), chính quyền xã đã sắp xếp bàn ghế, tạo nơi ở an toàn cho người dân địa phương. Công tác di dời dân vùng gần mép nước biển được cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai ngay từ sáng 30/7 rất khẩn trương, nhanh chóng.
Nhiều bà con ngư dân vừa đi đánh bắt hải sản chuyến cuối cùng trước cơn bão số 3, về neo đậu tàu thuyền vào âu an toàn xong, liền đưa con nhỏ và các ông bà già lên trường học để tránh bão.
Bà Nguyễn Thị Dư (60 tuổi, ở thôn Hưng Bắc, xã Hưng Lộc) cùng mấy cháu nhỏ lên trường tiểu học tránh bão từ trưa 30-7 cho biết: "Là ngư dân vùng biển, nhà lại ở gần mép nước, nên chúng tôi luôn nhận thức được sự nguy hiểm khi bão gió đổ bổ vào đất liền. Vì vậy, khi chính quyền phát lệnh sơ tán dân là bà cháu lên trường cao tầng tránh bão số 3 ngay."
Các cụ già và trẻ em ở xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) tránh trú bão số 3 tại trường tiểu học của xã - Ảnh: Hà Đồng chụp chiều 30-7 |
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đảng- phó chủ tịch UBND xã Hưng Lộc cho biết: "Đến chiều 30/7, toàn xã Hưng Lộc đã sơ tán được hơn 1.000 người dân ở các thôn Hưng Bắc, Tân Hưng, Phú Vượng, gần mép nước biển lên các trường học của xã tránh bão số 3 an toàn. Số người đi sơ tán tránh bão chủ yếu là các ông bà già, trẻ em; phụ nữ mang thai, hoặc nuôi con nhỏ. UBND xã đã trích kinh phí mua mì tôm, nước uống để dự trữ cấp cho dân đủ một ngày trong thời gian bà con tránh trú bão số 3 trên các khu trường học."
Còn tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc cũng đã di dời được hơn 600 người dân (chủ yếu là ông bà già, phụ nữ, trẻ em) ở vùng gần mép nước đến nơi an toàn.
Theo văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa cho biết, chủ tịch UBND tỉnh đã có công điện yêu cầu chủ tịch UBND 13 xã thuộc sáu huyện, thị xã ven biển (gồm Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, thị xã Sầm Sơn) phải nhanh chóng, khẩn trương di dời 32.000 người dân ở vùng gần mép nước biển, đi vào sâu trong đất liền để tránh trú cơn bão số 3.
Hai mẹ con ở xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc cùng đi tránh bão số 3 tại trường tiểu học của xã - Ảnh: Hà Đồng chụp chiều 30- 7 |
Công tác di dời dân diễn ra trong ngày 30/7 rất khẩn trương. Vì vậy, đến cuối ngày 30- 7, số người dân ở vùng ven biển Thanh Hóa nằm trong khu vực nguy hiểm đã được sơ tán đến nơi an toàn. Bà con đi sơ tán sẽ ở tại các khu trường học, nhà dân cao tầng trong đêm 30- 7, cho đến khi có lệnh của cấp trên mới được trở về nhà.
Được biết, đến chiều 30/7, toàn bộ 8.570 tàu thuyền đánh bắt hải sản ngoài khơi (với hơn 28.500 lao động) của tỉnh đã nhanh chóng vào bờ tránh bão số 3 (bão Nock- Ten) an toàn. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng ven biển kiên quyết không để tàu thuyền ra khơi trong những ngày mưa bão.
Nhằm giảm thiếu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản trong trường hợp bão số 3 đổ bộ vào đất liền, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Thanh Hóa đã chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để sẵn sàng ứng phó với cơn bão này.
Ông Nguyễn Đức Quyền- phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đối với 107 hồ đập thủy lợi đã xuống cấp nghiêm trọng, do chính quyền địa phương quản lý, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng, UBND xã quản lý các hồ đập này tháo ngay lượng nước hiện có; trực 24/24 để canh hồ đập những ngày trước, trong và sau mưa bão số 3, để tránh gây thiệt hại cho nhà nước và người dân...".
TP Vinh: mưa gió mịt mù, đường ngập nước
Gió bắt đầu thổi mạnh trên Đại lộ 32, thành phố Vinh, Nghệ An - NGUYÊN BÌNH SƠN |
Mặc dù bão số 3 chưa đổ bộ vào Nghệ An nhưng đến 18 giờ 30 ngày 30/7 trên địa bàn Nghệ An đã có những thiệt hại ban đầu.
Chiều 30/7, tại xóm 7, xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn đã có một người chết là ông Phạm Xuân Tứ, 68 tuổi. Nguyên do mưa gió làm dây điện rơi xuống đất làm ông chết do điện giật. Trên tuyến đê Vinh đoạn qua xã Hưng Hòa, thành phố Vinh đã xảy ra sạt lở do mưa lũ gây ra. Các điểm sạt lở nằm ngay chân đường ven sông Lam nối từ Thành phố Vinh đến thị xã Cửa Lò và cách bờ sông Lam khoảng 200m.
Ngay khi xuất hiện sạt lở tại tuyến đê Vinh, tỉnh Nghệ An đã cử lãnh đạo tỉnh cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục đê điều có mặt tại hiện trường chỉ đạo lực lượng quản lý đê hàn khẩu ngay những điểm sạt lở. Hiện phương án được đưa ra là dùng bao tải cát và đá đắp, không cho sạt lở và cử người trực 24/24 giờ để bảo vệ khi có tình huống xấu xảy ra trên tuyến đê này
Nhiều tuyến đường ngập nước lớn, xe cộ chết máy - NGUYÊN BÌNH SƠN |
Từ chiều 30/7 trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và thành phố Vinh nói riêng đã có mưa rất to, gió bắt đầu mạnh dần lên.
Những cơn mưa như trút nước trong chiều nay đã làm nhiều tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Vinh như Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Đại lộ 32, Đặng Thái Chân, Nguyễn Văn Cừ… đã ngập chìm trong biển nước, nhiều xe cộ của người tham gia giao thông đã chết máy.
Đã bắt đầu xuất hiện những biển quảng cáo của các hộ gia đình bị gió bẻ gãy, một số cây xanh cũng nghiêng ngả.
Một số hình ảnh ghi tại thành phố Vinh lúc 16 giờ chiều 30/7.
Thanh Hóa: nhanh chóng di dời 32.000 dân tránh cơn bão số 3
Thanh Hóa: toàn bộ tàu thuyền đánh bắt đã vào bờ Chiều 30/7, tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, đã di dời được hơn 600 người dân (chủ yếu là người già, phụ nữ, trẻ em) ở gần vùng mép nước. Không khí di dời dân khá khẩn trương, nhanh chóng, bởi người dân ven biển đã quen với việc này. Một số xã lân cận của huyện Hậu Lộc như Minh Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc, bà con ngư dân ở vùng gần mép nước cũng đã chủ động chằng chống nhà cửa, đóng cửa cẩn thận và lên nhà người thân ở xã Hoa Lộc, Văn Lộc tránh trú bão. Theo thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa, đến chiều 30-7, toàn bộ 8.570 tàu thuyền đánh bắt hải sản ngoài khơi (với hơn 28.500 lao động) của tỉnh đã nhanh chóng vào bờ tránh bão số 3 (bão Nock-Ten) an toàn. |
Chiều 30/7, ông Nguyễn Đức Quyền - phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết chủ tịch UBND tỉnh đã có công điện yêu cầu chủ tịch UBND 13 xã thuộc sáu huyện, thị xã ven biển (gồm Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, thị xã Sầm Sơn) phải nhanh chóng, khẩn trương di dời 32.000 người dân ở vùng gần mép nước biển vào sâu trong đất liền để tránh cơn bão số 3.
Công tác di dời dân diễn ra từ sáng 30/7 trong không khí khẩn trương.
Chiều 30/7, tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc đã di dời được hơn 600 người dân (chủ yếu là người già, phụ nữ, trẻ em) ở vùng gần mép nước. Không khí di dời dân khá khẩn trương, nhanh chóng bởi người dân ven biển đã quen với việc này.
Một số xã lân cận của huyện Hậu Lộc như Minh Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc, bà con ngư dân ở vùng gần mép nước cũng đã chủ động chằng chống nhà cửa, đóng cửa nhà cẩn thận để đi lên nhà người thân ở xã Hoa Lộc, Văn Lộc tránh bão.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa, đến chiều 30/7 toàn bộ 8.570 tàu thuyền đánh bắt hải sản ngoài khơi (với hơn 28.500 lao động) của tỉnh đã nhanh chóng vào bờ tránh bão số 3 (bão Nock-Ten) an toàn.
UBND tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạo lực lượng bộ đội biên phòng ven biển kiên quyết không để tàu thuyền ra khơi trong những ngày mưa bão. Nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản trong trường hợp bão số 3 đổ bộ vào đất liền, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Thanh Hóa đã chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để sẵn sàng ứng phó với cơn bão này.
Ông Nguyễn Đức Quyền - phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - cho biết thêm: "Đối với 107 hồ đập thủy lợi đã xuống cấp nghiêm trọng, do chính quyền địa phương quản lý, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng và UBND xã quản lý các hồ đập này tháo ngay lượng nước hiện có; trực 24/24 giờ để canh hồ đập những ngày trước, trong và sau mưa bão số 3 để tránh gây thiệt hại cho Nhà nước và người dân. Công tác phòng chống cơn bão số 3 tại Thanh Hóa đã sẵn sàng...".
Nghệ An: Sơ tán hơn 43.000 người lên vùng cao
Tàu thuyền của người dân huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đang vào bờ neo đậu, trú ẩn - Ảnh: Nguyên An |
Trưa 30/7, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có mưa dông trên diện rộng, nhiều nơi mưa rất to, tuy nhiên gió vẫn còn nhỏ. Một số con đường ở TP Vinh đã ngập chìm trong nước.
Tại Hà Tĩnh, ngay từ sáng sớm đã xuất hiện mưa bão. Trước tình hình trên, hai địa phương đã khẩn trương triển khai chạy bão và sơ tán dân.
Dọc vùng biển Nghệ An, người dân đang hối hả chạy bão và chằng chống lại nhà cửa. Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An, hiện toàn bộ 4.168 phương tiện với 22.350 lao động ở Nghệ An đánh bắt hải sản trên biển đã vào bờ neo đậu, trú ẩn an toàn.
109 hộ dân hiện đang sinh sống tại chung cư C8 và C9 Quang Trung (TP Vinh, Nghệ An), nơi bị xuống cấp nghiêm trọng, được đưa đến nơi an toàn.
Người dân cuối cùng rời khu chung cư cũ Quang Trung (phường Quang Trung, TP Vinh, Nghệ An) đề phòng bão giật đổ khu nhà - Ảnh: Nguyên An |
Hơn 14.837 hộ (74.125 người) ở các vùng cửa sông ven biển thuộc huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò (Nghệ An) cũng đang được sơ tán.
9 huyện miền núi tỉnh Nghệ An hiện có 240 điểm có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Tại các huyện miền núi Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông… phương án phòng chống lũ quét, sạt lở đất đá cũng đã được các địa phương triển khai. Tuy nhiên, công tác phòng chống lụt bão đang gặp khó khăn vì vùng dự kiến lũ quét rộng, người dân sống rải rác, không tập trung.
Hơn 10.000 hộ với 43.200 nhân khẩu thuộc các xã miền núi tỉnh Nghệ An cũng sẽ được sơ tán lên vùng cao trú ẩn.
Cơ quan Khí tượng thủy văn Bắc Trung bộ cảnh báo nếu bão số 3 không đổ bộ vào Nghệ An thì hoàn lưu bão vẫn gây ảnh hưởng trực tiếp đến Nghệ An, gây mưa lớn và tập trung khoảng 200-300mm, thậm chí có nơi lên đến 400mm.
Người dân thị xã Cửa Lò (Nghệ An) chằng chống lại nhà tránh bão giật đổ - Ảnh: Nguyên An |
Điều đáng lưu ý là lượng nước trên các sông suối sau cơn bão số 2 vẫn chưa rút hết nên khi hoàn lưu bão số 3 gây ảnh hưởng chỉ ở mức 200mm đã có thể gây ra lũ ống, lũ quét tại các huyện miền núi.
Trong khi đó hậu quả của cơn bão số 2 tại một số huyện miền tây Nghệ An chưa khắc phục xong.
Từ chiều hôm qua, các sở ban ngành tỉnh Nghệ An đã dừng tất cả các cuộc họp để cán bộ, lãnh đạo trực tiếp về các xã, huyện chỉ đạo công tác phòng chống bão.
Tỉnh Nghệ An cũng đã chuẩn bị 11 chiếc tàu và 3 đầu kéo, 44 chiếc xuồng cứu hộ, cứu nạn trên biển và các con sông. Đồng thời chuẩn bị dự trữ 200 tấn muối iôt, hơn 1,5 triệu lít dầu thắp sáng, 300 tấn gạo cứu đói và hơn 300.000 gói mì ăn liền.
* Hà Tĩnh: khẩn cấp di dời dân
Bản tin của TT Dự báo Khí tượng Thủy văn phát lúc 17g30 ngày 30/7 Do ảnh hưởng của bão số 3, tại trạm đảo Cô Tô có gió mạnh 15m/s (cấp 7), giật 27m/s (cấp 10); ở trạm đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh 20m/s (cấp 8), giật 24m/s (cấp 9); Văn Lý (Nam Định) 15m/s (cấp 6), giật 22m/s (cấp 9); Thái Bình 12m/s (cấp 6), giật cấp 8. Hồi 16 giờ ngày 30/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,4o Vĩ Bắc; 106,1o Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Thái Bình - Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Như vậy, chiều tối 30/7 vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 04 giờ ngày 31/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 19,3o Vĩ Bắc; 103,8o Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ đêm nay (30-7) còn có có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với triều cường cao từ 3 - 5m. Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, ở khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. |
Có mặt tại huyện Lộc Hà, chúng tôi ghi nhận địa phương này đang khẩn trương, ráo riết triển khai lực lượng công an, bộ đội giúp dân di dời tài sản, chằng chéo lại nhà cửa.
Có mặt tại huyện Lộc Hà, chúng tôi ghi nhận địa phương này đang khẩn trương, ráo riết triển khai lực lượng công an, bộ đội giúp dân di dời tài sản, chằng chéo lại nhà cửa.
Ông Trần Tú Anh, chủ tịch UBND huyện Lộc Hà, cho biết ngay từ sáng xã Thịnh Lộc tiến hành di dời khẩn cấp 50 hộ dân nằm ở các vùng biển có nguy cơ sạt lở khi bảo vào. Dự kiến ngay trong ngày này huyện Lộc Hà sẽ di dời 301 hộ dân với 1.810 người dân nằm ở ngoài đê và những xung yếu như xã Thạch Kim, Thạch Mỵ, Hộ Độ, Thạch Bằng, Thịnh Lộc.
Huyện này có 8 tàu thuyền đánh bắt xa bờ đã liên lạc được khi đang trú ẩn ở đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà.
Ngay từ sáng sớm, ông Lê Đình Sơn, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, đã trực tiếp đi thị sát chỉ đạo các địa phương trên địa bàn triển khai các phương án đối phó với cơn bão số 3. Qua điện thoại, ông Lê Đình Sơn cho biết đã trực tiếp thị sát các hồ đập chứa nước.
Ông yêu cầu ban quản lý hồ chứa nước Kẻ Gỗ phải chốt cống thông hồ với hồ Bộc Nguyên đúng 10g và phải giữ cốt nước ở mức an toàn khi mưa bão. Ông Lê Đình Sơn đã trực tiếp chỉ đạo huyện Nghi Xuân phải khẩn cấp di dời hơn 1.200 hộ dân nằm dọc biển và sông Lam.
Chiều 30/7, ông Nguyễn Đức Quyền - phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - cho biết chủ tịch UBND tỉnh đã có công điện yêu cầu chủ tịch UBND 13 xã thuộc sáu huyện, thị xã ven biển (gồm Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, thị xã Sầm Sơn) phải nhanh chóng, khẩn trương di dời 32.000 người dân ở vùng gần mép nước biển, đi vào sâu trong đất liền để tránh trú cơn bão số 3. Công tác di dời dân diễn ra từ sáng 30/7 trong không khí khẩn trương.
Nam Định: Hoàn thành việc củng cố đê kè
Trước thời điểm bão số 3 đổ bộ vào đất liền, Nam Định đã hoàn thành việc xử lý, củng cố đê kè chống bão. Tại huyện Nghĩa Hưng, các ngành chức năng đã củng cố kè Nghĩa Thăng, từ K6+ 647 đến K7+817; dùng rọ thép, đá hộc xếp 2 hàng dưới chân kè với chiều dài 170m; tu sửa phần mái đá phía trên.
Để chủ động bảo vệ các tuyến đê kè xung yếu trước ảnh hưởng của bão số 3, Nam Định cũng hoàn thành việc chuyển vật tư dự trữ phòng chống lụt bão tới các điểm xung yếu tại 3 huyện ven biển là Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng phục vụ phòng chống cơn bão số 3.
Huyện Giao Thuỷ được nhận 100 rọ thép và 20.000 m2 vải bạt chống sóng. Huyện Hải Hậu cũng được nhận một số lượng vật tư, thiết bị tương tự để phục vụ công tác bảo vệ trọng điểm đê kè Đinh Mùi trong khi huyện Nghĩa Hưng được nhận 100 rọ thép và 25.000 m2 vải bạt chống sống phục vụ công tác bảo vệ đê Cồn Xanh.
Bên cạnh việc xử lý đê kè, Nam Định cũng đã hoàn thiện phương án chống úng cho 73.000 ha diện tích mới cấy và 8,500 ha rau màu. Trong đó các huyện vùng triều tận dụng chân triều thấp mở cống tiêu rút nước đệm, các huyện vùng tiêu bằng động lực đã bơm tiêu tại các trạm bơm lớn theo quy định.
Lực lượng chức năng tại các địa phương kiểm tra máy móc, thiết bị để chủ động phòng chống úng bằng động lực; củng cố bờ vùng, bở bao, khoanh vùng chủ động cho diện tích lúa, rau màu. Tại Huyện Hải Hậu, 2 giờ 30 ngày 30/7, đã mở cống Ba Nõn (địa phận xã Hải Đông). Đây là cống quan trọng phục vụ tiêu nước vùng đệm trước khi bão vào; đồng thời tạo thuận lợi cho các phương tiện đánh bắt hải sản vào tránh, trú bão.
Bão số 3 cách bờ biển Thái Bình - Hà Tĩnh khoảng 150km
Ở huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh xuất hiện mưa lớn. Trong ảnh: người dân xã Thạch Kim di dời tài sản - Ảnh: Văn Định |
Hồi 11giờ30 ngày 30/7, vị trí tâm bão Nock-Ten cách bờ biển Thái Bình - Hà Tĩnh khoảng 150 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Do ảnh hưởng của bão số 3, khu vực trạm đảo Cô Tô có gió mạnh 15m/s (cấp 7), giật 27m/s (cấp 10); ở trạm đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh 20m/s (cấp 8), giật 24m/s (cấp 9).
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. Đến 22 giờ ngày 30-7, vị trí tâm bão ở khu vực các tỉnh bắc Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với triều cường cao từ 3-5m.
Do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, ở khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.
Di dân khẩn cấp trước trưa nay
Gió bão đã xuất hiện ở huyện Lộc Hà khiến một số hàng quán bị gió đánh - Ảnh: Văn Định |
Sáng 30/7, Phó giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương Lê Thanh Hải cho biết đêm 29/7, bão Nock - Ten bất ngờ di chuyển nhanh hơn theo hướng giữa Tây và Tây tây Nam, tốc độ 20-25km/g.
Do đó, yêu cầu các địa phương trong vùng ảnh hưởng phải sơ tán dân những nơi xung yếu theo thực tế địa phương. Công việc phòng chống phải hoàn tất trước 12g trưa nay.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương PCLB TƯ, ông Hải cho hay đầu giờ chiều nay bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.
Theo nhận định của cơ quan dự báo và Ban chỉ đạo PCLBTƯ, vùng trọng tâm của bão khi đổ bộ sẽ là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Thời gian tâm bão tràn vào đất liền vào khoảng 16g.
Ông Hải cho biết, cùng với gió mạnh, mưa do bão sẽ xuất hiện nhiều ở nam đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hóa tới Hà Tĩnh. Miền Bắc có mưa 50-100mm. Vùng trung tâm bão mưa 200-300mm, một số nơi mưa lớn hơn. Tuy đợt mưa này kết thúc sớm sau khi bão tan nhưng vùng núi cần đề phòng sạt lở, lũ quét.
Tại cuộc họp sáng nay ông Cao Đức Phát - Bộ trưởng bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, trưởng Ban chỉ đạo PCLBTƯ- nhận định dù bão giảm cấp khi vào bờ nhưng các địa phương và lực lượng chức năng vẫn phải đề phòng, triển khai phòng chống không được chủ quan.
Một tàu cá chìm
Người dân thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) chằng chống nhà cửa phòng chống cơn bão số 3 vào chiều 30-7- Ảnh: Hà Đồng |
Sáng 30/7, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN Bộ Đội biên phòng cho biết tàu cá QNg 95010 với 11 lao động của Quảng Ngãi hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa đã bị sóng lớn đánh chìm do ảnh hưởng bão số 3. 11 người trên được 1 tàu Philippines cứu.
Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Quảng Ngãi đang xác minh thông tin để làm thủ tục đưa ngư dân trở về.
Số tàu bị hư hỏng là 2 tàu là tàu QB1312 của Quảng Bình với 9 lao động trên đường vào trú tránh bão tại Cửa Tùng bị sóng đánh gãy đuôi tàu. Đồn biên phòng 204 Quảng Trị đã cứu được 9 lao động đưa vào bờ an toàn lúc 9g ngày 29/7; tàu HP 1061 của Hải Phòng với 5 lao động trên đường vào tránh bão bị mất lái đâm vào kè đá bị vỡ mũi tầu, không có thiệt hại về người.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCLB&TKCN Bộ đội biên phòng, đến 6g ngày 30/7 đã thông báo được tổng số 42.215 tàu, thuyền/198.367 lao động và 1.980 lồng bè/4.136 người biết vị trí, diễn biến của bão.
Số tàu thuyền còn lại hoạt động ven bờ, neo đậu tại bến từ Quảng Ninh đến Quảng Bình gồm 29.425 tàu/115.059 lao động. Hoạt động, neo đậu tại các khu vực khác là 12.768 tàu/82.998 lao động.