Chưa có bất kì nhà khoa học nào đưa ra được kết luận về việc IQ ảnh hưởng đến khả năng thành công của một người, nhưng họ đã phát hiện ra được một số yếu tố trong cuộc sống của chúng ta có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ và ngược lại.
1. Với 1 điểm IQ dân trí tăng thì GDP bình quân đầu người sẽ tăng 229 USD (5.195.000 đồng) và có thể tăng tối đa lên đến 468 USD (10.500.000 đồng)
Một nghiên cứu năm 2011, thực hiện trên 90 quốc gia, trang Psychological Science đã đưa ra kết luận: "Trí thông minh của người dân, đặc biệt là 5% nhóm người thông minh nhất, sẽ đóng góp lớn vào sức mạnh của nền kinh tế". Trí thông minh được xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau như điểm thi môn khoa học, công nghệ, số lượng giải Nobel.
Trong cuốn sách Hive Mind năm 2015, giáo sư kinh tế Garett Jones cho rằng chỉ số IQ của một quốc gia là một chỉ số cơ bản cho sự thành công về kinh tế của quốc gia đó.
2. Trí thông minh và độ tuổi trung bình
Rất nhiều sinh viên từ nhiều nơi trên thế giới đã chứng minh có một sự liên kết giữa trí thông minh (thông qua những bài kiểm tra nhận thức) với sự bất tử. Có cả một chuyên ngành nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn chưa có một minh chứng cụ thể nào cho mối quan hệ này.
3. Việc cho trẻ bú sữa mẹ có thể khiến trẻ cải thiện trí thông minh
Trong một cuộc nghiên cứu năm 2016, những nhà nghiên cứu đã theo dõi việc bú sữa của 180 đứa trẻ trong 28 ngày đầu đời của chúng. 7 năm sau, những đứa trẻ được bú sữa mẹ có nhận thức tốt hơn so với những đứa trẻ uống sữa bột hoặc những loại sữa khác.
4. Trẻ em dưới 3 tuổi ăn quá nhiều đồ ăn vặt sẽ kém thông minh
Tính theo thang điểm thông minh của Wechsler, những đứa trẻ nào dưới 3 tuổi ăn quá nhiều đồ ăn vặt sẽ có chỉ số thông minh thấp hơn với những đứa cùng tuổi khi chúng lên 8. Những đứa trẻ nào có chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ vitamin và chất khoáng, đã cho ra kết quả ngược lại.
5. Nghèo đói là nguyên nhân khiến cho nhận thức kém đi
Một nghiên cứu quy mô nhỏ năm 2013 của trường Princeton đã chỉ ra rằng: Chức năng nhận thức của một người sẽ bị giảm đi bởi những nỗ lực liên tục để đương đầu với những ảnh hưởng trực tiếp của việc có ít tiền, chẳng hạn như khó khăn trong việc thanh toán hóa đơn và cắt giảm chi phí.
6. Càng thông minh, càng sáng tạo
Khả năng sáng tạo có thể được nhận ra thông qua những bài kiểm tra khả năng nhận thức. Theo giáo sư nhận thức tâm lý học - Scott Kaufman: "Tư duy suy nghĩ, khả năng tạo ra những sản phẩm đa dạng, nhận dạng các hình mẫu, học tập đều là một phần của quá trình sáng tạo và được đo bằng bài kiểm tra IQ", ông viết trong cuốn sách Tâm lý học năm 2011.
7. Những kĩ năng xã hội và trí thông minh có thể liên quan đến nhau
Trí tuệ có thể tương quan với trí tuệ cảm xúc, hoặc "EQ", theo một nghiên cứu năm 2013 được đăng trên tạp chí Social Cognitive & Affective Neuroscience. Aron Barbey - Nhà thần kinh học tại Đại học Illinois và là đồng tác giả của nghiên cứu nói: "Trí tuệ, trong một phạm vi rộng lớn, phụ thuộc vào khả năng nhận thức cơ bản, như sự chú ý và nhận thức, trí nhớ và ngôn ngữ. Nhưng nó cũng phụ thuộc vào việc tương tác với người khác”.