Xếp hạng tín dụng: Hóa ra "hòa cả làng"!

05/06/2012 06:30

Cuối tháng 5, hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings vừa lên tiếng cảnh báo “tiêu cực” về triển vọng tín nhiệm của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. Điều này đã làm cho các nhà đầu tư lo lắng, Ban giám đốc Hoàng Anh Gia Lai đã phải nhanh chóng giải trình kế hoạch dòng tiền mặt của mình cho công chúng.

Xếp hạng tín dụng: Hóa ra

Cuối tháng 5, hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings vừa lên tiếng cảnh báo “tiêu cực” về triển vọng tín nhiệm của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. Điều này đã làm cho các nhà đầu tư lo lắng, Ban giám đốc Hoàng Anh Gia Lai đã phải nhanh chóng giải trình kế hoạch dòng tiền mặt của mình cho công chúng.

Phó tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai Võ Trường Sơn phân trần: “Đánh giá của Fitch thực chất chỉ dựa trên kết quả báo cáo tài chính, chứ chưa thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của doanh nghiệp cụ thể, đặc biệt là các doanh nghiệp tại Việt Nam”.

Ban giám đốc Hoàng Anh Gia Lai từng chỉ trích Fitch

Cũng cùng thời điểm đó, chính phủ của các quốc gia như Bồ Đào Nha, Icreland, Hy lạp… cũng chao đảo với cảnh báo xếp hạn tín dụnh của Fitch và Moddy’s, và cũng chính họ tạo sức ép lên Chính phủ Ý để cắt giảm chi tiêu công. Các quan chức của nhiều chính phủ cũng nhiều lần lên tiếng phản ứng các tổ chức xếp hạng tín dụng này.

Vì sao các nền kinh tế, các tập đoàn lớn lại trở nên phụ thuộc vào ý kiến của những tổ chức này?

Những tổ chức xếp hạng tín dụng này thực sự là ai?

“Ba đại gia” xếp hạng tín dụng là Standard’s & Poor’s, Moody’ Investor Services và Fitch Rating. Tất cả đều từ New York, dù Fitch có cả trụ sở tại New York và London.

Những tổ chức này hoạt động như thế nào?

Trước khi bạn có thể nhận một chiếc thẻ tín dụng, các ngân sẽ tiến hành kiểm tra chỉ số tín dụng của bạn. Cũng tương tư, các tổ chức xếp hạng tiến hành các hoạt động kiểm tra tín dụng với các công ty, quốc gia và các định chế tài chính khác.

Các quốc gia được xếp hạng theo một thang điểm. Chẳng hạn, nước Mỹ có mức xếp hạng đứng đầu (AAA) cho phép quốc gia này vay tiền mặt với mức lãi suất thấp hơn. Mức xếp hạng tín dụng càng thấp thì mức lãi suất mà một quốc gia phải chịu sẽ càng cao khi thu hút các nhà đầu tư mua trái phiếu của họ. Bất cứ sản phẩm tài chính nào bị xếp hạng hạng chót (như trái phiếu của chính phủ Ireland, Bồ Đào Nha hay Hy Lạp) đều bị coi là những khoản đầu tư có rủi ro cao. Thêm vào đó, số lượng các nhà đầu tư cũng bị giảm xuống – nhiều nhà đầu tư tổ chức, như các quỹ hưu trí của chính phủ bị cấm đầu tư vào những trái phiếu có xếp hạng thấp.

Tại sao những tổ chức này lại có quyền lực đó?

Các nhà đầu tư trên toàn thế giới theo sát các tổ chức xếp hạng tín dụng để ra quyết định đầu tư vào thị trường nào. Sự tụt hạng tín dụng của Bồ Đào Nha vừa rồi cho thấy Moody’s nhận định rằng, Bồ Đào Nha có thể là một lựa chọn sai lầm cho các khoản đầu tư. Và các nhà đầu tư toàn cầu gần như không muốn đầu tư vào những trái phiếu kiểu như vậy.

Sự tụt hạng tín dụng có ý nghĩa như thế nào?

Quyết định của “ba đại gia” này là tác nhân khiến cho thị trường biến động theo những hướng không thể đoán trước. Ví như, trước sự tụt hạng tín dụng của Hy Lạp năm ngoái, các nhà đầu tư trên toàn cầu bắt đầu suy nghĩ lại về các khoản đầu tư vào các trái phiếu của những chính phủ khác, và đã bắt đầu bán đi những khoản đầu tư có phần rủi ro khiến cho Liên minh Châu Âu lâm vào khủng hoảng và sự giảm giá của đồng euro.

Một làn sóng tâm lý tương tự cũng diễn ra trong tuần này khi Moody’s hạ mức tín nhiệm của Ireland và Bồ Đào Nha – nó cũng tạo ra một “cú thúc” vào chính phủ Ý để thông qua các đợt cắt giảm đáng kể trong chi tiêu của chính phủ, và cũng đã từng làm các chính trị gia ở Washington phải mở rộng mức nợ trần của quốc gia này.

Nguồn thu của những tổ chức xếp hạng này đến từ đâu?

Theo dòng lịch sử, những tổ chức này được tạo nên để cho các nhà đầu tư có một bản đánh giá khách quan về các khoản đầu tư, và các nhà đầu tư sẽ trả tiền cho các tổ chức này để lấy thông tin. Tuy nhiên, vào những năm 1970, các tổ chức xếp hạng tín dụng bắt đầu thu phí từ nhà phát hành các khoản đầu tư hay trái phiếu mới. Vào năm 1975, các nhà lập pháp của Mỹ - với nỗi lo về sự bùng nổ của các tổ chức xếp hạng không đạt chuẩn – đã chỉ định Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch là những tổ chức xếp hạng duy nhất mà các ngân hàng và các nhà môi giới có thể sử dụng để đánh giá giá trị tín dụng của các sản phẩm của họ.

Những lời chỉ trích với các tổ chức này là gì?

Những người chỉ trích cho rằng các tổ chức này đã mất khả năng để ra phán quyết một cách độc lập về rủi ro của một số khoản đầu tư – đặc biệt là trong việc đã từng xếp hạng tín dụng AAA cho các chứng khoán cầm cố mà sau đó bị sụp đổ khi các khoản cho vay mua nhà ở Mỹ phình ra, gây nên cuộc khủng hoảng tài chính.

Những người chỉ trích cũng cho rằng các tổ chức này lấy doanh thu từ chính những thể chế mà họ xếp hạng, và nghi ngờ về độ tin cậy của họ.

“Không quốc gia, công ty hay tổ chức nào có quyền nêu ra các điều khiện với chính phủ Mỹ”, thành viên hạ viện Mỹ Dennis Kucinich, bang Ohio, phát biểu khi Moody’s đặt nước Mỹ vào diện xem xét có thể bị hạ mức tín dụng vào năm ngoái.

“Moody’s đang đại diện cho những người, những tổ chức sẽ thu lợi từ việc Mỹ phát hành thêm các sản phẩm tài chính. Đây là một sự can thiệp tùy tiện vào tiến trình chính trị và tiếp tục đặt ra các nghi vấn về mâu thuẫn lợi ích giữa các tổ chức xếp hạng”.

Trong một bài phát biểu tại Paris, ngài Micheal Barnier, một thành viên của Ủy ban Châu Âu, đứng đầu về các thị trường và dịch vụ đối nội đã nói: “Chúng ta cần đòi hỏi hơn trong việc làm rõ cách mà các tổ chức xếp hạng tín dụng xếp hạng các khoản nợ của quốc gia. Những xếp hạng tín nhiệm này đóng một vai trò quan trọng không chỉ đối với những quốc gia được xếp hạng mà còn đối với tất cả các quốc gia. Việc hạ điểm tín dụng có ảnh hưởng tức thì trong việc làm cho các khoản nợ của một quốc gia thêm đắt đỏ, nó làm cho các thể chế yếu đi, và những ảnh hưởng lây lan sang các nền kinh tế lân cận”.

Các tổ chức xếp hạng cho rằng họ đã sửa lại các quy trình của họ từ cuộc khủng hoảng tín dụng. Họ cũng cho rằng các xếp hạng của họ chỉ mang tính chất quan điểm – được bảo vệ bởi quyền tự do ngôn luận – và trên hết, thị trường có quyền tự mình quyết định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Xếp hạng tín dụng: Hóa ra "hòa cả làng"!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO