Mỹ, phương Tây ép sản xuất máy thở gấp chống Covid-19

Nguyễn Hưng| 13/08/2020 06:55

Cụ thể, các ngành ô tô, máy bay, vũ khí, điện tử... ở Mỹ và một số nước phương Tây đang bị thúc ép sản xuất máy thở trước tình hình diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp.

Mỹ, phương Tây ép sản xuất máy thở gấp chống Covid-19

Tổng thống Mỹ Donald Trump ép General Motors sản xuất gấp máy thở - Ảnh: News 24h

Theo CNN, con số người nhiễm bệnh Covid-19, đặc biệt trong tình trạng nguy kịch, tăng chóng mặt trên toàn cầu khiến nhu cầu sử dụng và dự phòng máy thở tăng cao. Con số bệnh nhân Covid-19 toàn cầu hiện tại hơn 20 triệu, đã quá xa số máy thở các chuyên gia dự báo cả thế giới cần đến trong mùa dịch, gồm 960.000 máy.

Để so sánh, nhà sản xuất máy thở lớn nhất thế giới hiện tại - Hamilton Medical AG của Thụy Sỹ - chỉ sản xuất được 21.000 máy/tháng dù đã tăng gấp đôi công suất. Nghĩa là một mình công ty này phải mất gần 4 năm để đáp ứng đủ lượng máy thế giới cần đến trong những tháng tới.

Các nước giàu có trên thế giới đang là những nước dẫn đầu về số lượng ca nhiễm Covid-19, một phần vì họ có điều kiện hơn để kiểm tra đại trà những người có nguy cơ lây nhiễm, một bài học thế giới học được từ Hàn Quốc. “Theo các nghiên cứu đầu tiên từ dịch Corona ở Vũ Hán, 5% bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt và 2,3% cần tới máy thở”, bác sĩ Daniel M. Horn của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston (Mỹ) cho biết.

Bệnh nhân viêm phổi virus Corona chủng mới khi chuyển sang giai đoạn nguy kịch thường có triệu chứng khó thở do dịch tràn vào phổi, khiến quá trình hấp thụ oxy từ phổi vào máu khó khăn, chỉ có máy thở mới giúp bệnh nhân kéo dài sự sống để cơ thể có thêm thời gian sản xuất kháng thể chống lại loại virus mới này.

Tăng giá ba lần vẫn khan hiếm

Anh đã ra lệnh cho các chuyên gia máy hút bụi và máy sấy tóc Dyson sản xuất 10.000 máy thở cho ngành y tế nước này. Dyson hợp tác với Công ty Thiết bị Y tế The Technology Partnership ở Cambridge để thiết kế lại từ đầu và sản xuất máy thở riêng. Dyson cho biết đã thử máy mẫu trên người và “đã sẵn sàng” sản xuất.

Một nhóm công ty Anh khác gồm cả về y tế, quân sự và kỹ thuật dân sự trong đó có cả Airbus, Meggit, Rolls-Royce, GKN, Ultra Electronics, Babcock cũng đang hợp tác với nhau để tăng năng suất các thiết kế máy thở sẵn có. Babcock là công ty chuyên sản xuất súng đạn và các thiết bị quân sự, đường sắt cho chính quyền Anh có vẻ như cũng đang quan tâm hơn đến thiết bị cứu người, thay vì giết người. “Khi có cơ hội tham gia giúp Bộ Y tế cứu người, chúng tôi biết đó là điều cần phải làm”, tập đoàn chuyên nghiên cứu công cụ vũ khí Anh Quốc tuyên bố.

Theo Chính phủ Anh, hiện nước này chỉ có khoảng 8.000 máy thở và có thể mua thêm 8.000 máy từ các nhà cung cấp trong nước và quốc tế, trong khi Bộ Y tế Anh ước tính sẽ cần khoảng 30.000 máy thở để đối phó với dịch bệnh. Con số máy thở mà nước Anh dự tính cần mới chỉ bằng con số tiểu bang New York của Mỹ muốn có, theo ước tính của Thống đốc bang Andrew Cuomo. Cả nước Mỹ hiện có 160.000 máy thở trong các bệnh viện và trong kho dự trữ liên bang.

may-tho-1-9150-1597312530.jpg

Nhu cầu máy thở ở Anh tăng cao mùa dịch Covid-19 - Ảnh: Marketplace

Ở Anh, mức giá máy thở lúc bình thường 27.000 USD/chiếc đã tăng lên 96.000 USD/chiếc chỉ sau một tuần lễ đại dịch hoành hành. Chính phủ đảo quốc này đang phải thực hiện chính sách “hái quả vừa tầm tay trước”, tức là mua toàn bộ máy thở có trên thị trường trong nước để tạm thời phục vụ nhu cầu từ các bệnh viện, trong khi chờ đợi các công ty khác chung tay tăng sản lượng máy dự kiến sẽ cần đến.

Phải “dời ngọn núi”trong một tuần

Tính tới ngày 11/8/2020, Mỹ hiện đứng đầu bảng thống kê nạn nhân nhiễm Covid-19 với hơn 5,4 triệu ca, trong đó hơn 164.000 người đã chết, trong khi Anh là hơn 313.000 người nhiễm, hơn 46.000 người tử vong.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa cho hay, ông chỉ dùng Luật Sản xuất Quốc phòng thời chiến DPA làm đòn bẩy kích thích các công ty tư nhân sản xuất thiết bị y tế. Nhưng do số lượng bệnh nhân Covid-19 ở nước này tăng quá nhanh, cuối cùng ông Trump cũng đã phải lệnh cho nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Mỹ General Motors thực hiện gói thầu chính phủ sản xuất máy thở.

Trước đó, General Motors đã hợp tác với Công ty Thiết bị Y tế Mỹ Ventec Life Systems để chuyển đổi nhà máy ô tô đang đóng cửa tại bang Indiana sang sản xuất máy thở với khoảng 1.000 công nhân viên, trong khi một nhà máy khác của General Motors tại bang Michigan sẽ được chuyển đổi thành nơi sản xuất khẩu trang y tế.

Ban đầu, General Motors cam kết sẽ giao 40.000 máy thở cho Chính phủ Mỹ chống dịch, nhưng sau đó lại giảm xuống thành 6.000 máy với giá cao ngất ngưởng, khiến ông Trump nổi giận nói trên Twitter rằng “General Motors đang làm mất thì giờ” và cần hành động ngay để cứu người Mỹ.

Đại gia ô tô Mỹ sau đó hứa sẽ sản xuất tối thiểu 10.000 máy thở mỗi tháng từ tháng 4. “Chúng tôi đã phải dời những ngọn núi trong một tuần lễ để tìm cách giúp chống đại dịch Covid-19”, Giám đốc Điều hành Mary Barra của General Motors nói khi bị ông Trump cho rằng General Motors “luôn hỗn độn” dưới sự điều hành của Barra.

Ford cũng cho biết đang cùng GE Healthcare nghiên cứu mẫu máy thở tối giản trong các nhà máy của mình để sẵn sàng sản xuất khi có lệnh của Chính phủ. Chuyên gia xe điện Tesla của tỷ phú Elon Musk đã mua 1.255 máy thở từ các nhà sản xuất Trung Quốc ResMed, Philips và Medtronic để tặng cho các bệnh viện ở New York.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Mỹ, phương Tây ép sản xuất máy thở gấp chống Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO