Hơn 30 triệu ca mắc Covid-19, WHO nói đến 2022 cuộc sống mới 'bình thường' lại

Bảo Quân| 17/09/2020 09:30

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dù có nhiều ý kiến cho rằng, sẽ có đủ vắc-xin cho toàn thế giới vào tháng 1/2021, rồi mọi thứ sẽ trở lại bình thường; song, điều đó sẽ không xảy ra.

Hơn 30 triệu ca mắc Covid-19, WHO nói đến 2022 cuộc sống mới 'bình thường' lại

Các biện pháp như giãn cách xã hội,đeo khẩu trang và vệ sinh đường hô hấp sẽ phải tiếp tục duy trì dù là sau khi vắc-xin được tung ra thị trường, bởi chúng ta cần 60% - 70% dân số có khả năng miễn dịch trước khi thấy sự lây lan của virus sụt giảm.

Cập nhật đến sáng 17/9/2020, số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt 30 triệu. Theo số liệu từ WorldoMeter, tổng số ca nhiễm và tử vong vì dịch bệnh trên toàn cầu là 30.030.839945.051, tăng lần lượt 307.465 và 6.220 trong 24 giờ qua. Riêng số trường hợp hồi phục ghi nhận hiện tại là 21.797.918.

Tại Mỹ - ổ dịch lớn nhất thế giới, diễn biến Covid-19 dường như đang cải thiện, khi số người chết mỗi ngày gần đây đã thấp hơn so với mức trung bình vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2020. Số ca nhiễm mới mỗi ngày cũng giảm còn quanh mức bình quân 40.000

Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ Robert Redfield, dù Mỹ có vắc-xin vào tháng 11 hoặc tháng 12 tới thì "nguồn cung cũng sẽ rất hạn chế", và vắc-xin sẽ chỉ dành cho nhân viên chống dịch và nhóm người dễ bị tổn thương nhất. Ước tính, vắc-xin sẽ không được cung cấp rộng rãi cho người dân Mỹ cho đến mùa xuân hoặc hè năm sau.

Trong khi đó, tại Nga - vùng dịch lớn thứ 4 thế giới, lô vắc-xin Sputnik V đầu tiên đã được đưa vào lưu hành, dù chưa hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Đồng thời, hiện đã có 55.000 người đã đăng ký thử nghiệm Sputnik V tại Moscow, vượt xa con số yêu cầu là 40.000. 

Link bài viết

Ngoài ra, Viện virus học Vector tại Siberia cũng đã hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 2 đối với loại vắc-xin Covid-19 tiềm năng thứ hai của Nga, và dự kiến công bố kết quả vào ngày 30/9/2020.

Dù vậy, theo đại diện WHO, cả thế giới sẽ không có đủ vắc-xin ngừa Covid-19 để cuộc sống có thể trở lại trạng thái "bình thường", ở thời điểm trước khi đại dịch bùng phát. Do đó, các biện pháp giãn cách xã hội và đeo khẩu trang vẫn là bắt buộc

Bà Soumya Swaminathan - khoa học gia trưởng của WHO cho biết, sáng kiến COVAX do WHO khởi xướng, chỉ có thể thu thập được vài trăm triệu liều vắc-xin Covid-19 cho tới giữa năm 2021. Đồng nghĩa, 170 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên chỉ có thể nhận được một lượng vắc-xin khiêm tốn.

"Phải ít nhất đến năm 2022, mới có đủ người tiêm vắc-xin để tạo nên khả năng miễn dịch. Do đó, trong khoảng thời gian dài sắp tới, chúng ta cần duy trì các biện pháp đang được áp dụng, đi cùng với thực hiện giãn cách xã hội,đeo khẩu trang và vệ sinh đường hô hấp", bà Swaminathan nói.

Bà Soumya Swaminathan - khoa học gia trưởng của WHO

Bà Soumya Swaminathan - khoa học gia trưởng của WHO

"Các biện pháp này sẽ phải tiếp tục duy trì dù là sau khi vắc-xin được tung ra thị trường, bởi chúng ta cần 60% - 70% dân số có khả năng miễn dịch trước khi thấy sự lây lan của virus sụt giảm. Ấy là chưa kể chúng ta cũng không biết các loại vắc-xin này sẽ bảo vệ mình trong bao lâu, điều vốn là một dấu hỏi lớn khác. Khả năng miễn dịch sẽ kéo dài bao lâu? Và, có thể bạn sẽ cần tiêm nhắc lại", vị nữ khoa học gia bổ sung.

"Nhiều người cho rằng, vào tháng 1/2021, chúng ta sẽ có vắc-xin cho cả thế giới, và mọi thứ sẽ trở lại bình thường, song điều này không đúng. Đánh giá tốt nhất của chúng tôi là khoảng giữa năm 2021 vắc-xin bắt đầu được sản xuất, vì đầu năm là lúc kết quả thử nghiệm lâm sàng bắt đầu có", bà Swaminathan cho biết.

Trong khi đó, theo nguồn tin của SCMP, khác với WHO, Trung Quốc đưa ra mốc thời gian tham vọng hơn. Cụ thể, CDC Trung Quốc hôm 15/9 nói người dân nước này sẽ tiếp cận được vắc-xin nội địa sớm nhất vào tháng 11 hoặc 12/2020.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hơn 30 triệu ca mắc Covid-19, WHO nói đến 2022 cuộc sống mới 'bình thường' lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO