10 sự kiện thế giới nổi bật 2022

Bảo Quân| 26/12/2022 02:00

10 sự kiện kinh tế - xã hội thế giới được quan tâm nhất năm 2022.

1. Hiệp định RCEP có hiệu lực

Có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là hiệp định tự do thương mại (FTA) lớn nhất thế giới và tiến tới loại bỏ 92% thuế hàng hóa được giao dịch giữa các bên ký kết đã phê chuẩn hiệp định, trong đó có Việt Nam. 

RCEP được ký kết vào tháng 11/2020 sau 8 năm đàm phán. FTA này tạo ra thị trường chiếm gần 30% dân số thế giới (khoảng 2,2 tỷ người). Theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (Mỹ), RCEP có hiệu lực có thể làm tăng thu nhập toàn cầu lên 186 tỷ USD/năm đến năm 2030 và thêm 0,2% vào nền kinh tế các nước thành viên.

2. Biến chủng Omicron lây lan toàn thế giới 

Sau thời gian giảm ổn định, toàn thế giới đầu năm nay ghi nhận đợt tăng ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đầu tiên từ cuối tháng 1/2022 do biến chủng mới OmicronTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong giai đoạn 16/2 - 17/3/2022, hơn 85% ca nhiễm ghi nhận toàn cầu là BA.2 (còn gọi Omicron "tàng hình").

-2015-1672031413.jpg

Hiện, WHO đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về các biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể khiến Covid-19 trở nên phức tạp và tăng trở lại.

3. Chiến sự Nga - Ukraine bùng nổ

Ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass và kêu gọi quân đội Ukraine trong khu vực hạ vũ khí. Đến cuối tháng 9, ông Putin đã ký lệnh sáp nhập 4 tỉnh Ukraine là Kherson, Zaporizhzhia ở miền Nam và Donetsk, Lugansk ở miền Đông, sau các cuộc trưng cầu dân ý ở những khu vực này.

Hơn 9 tháng xung đột, Moskva và Kiev đã thực hiện 5 vòng đàm phán nhưng không đạt kết quả cụ thể nào và cơ hội hoà bình vẫn còn xa vời.

4. Khủng hoảng năng lượng toàn thế giới

Việc Nga cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine bùng nổ, đã làm chao đảo thị trường năng lượng toàn cầu, gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng với chiều sâu cùng sự phức tạp chưa từng thấy, trong đó EU là trung tâm.

Khủng hoảng năng lượng tạo ra các tác động to lớn đối với thị trường, chính sách và các nền kinh tế. Đồng thời, những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất như thường lệ đang phải chịu đựng nhiều nhất. Trước tình hình này, không chỉ châu Âu mà nhiều nền kinh tế trên thế giới đua nhau tìm nguồn năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.

Trước khủng hoảng năng lượng, châu Âu mà nhiều nền kinh tế trên thế giới đua nhau tìm nguồn năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.

Trước khủng hoảng năng lượng, không chỉ châu Âu mà nhiều nền kinh tế thế giới đang đua nhau tìm nguồn năng lượng thay thế.

5. Cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe bị ám sát

Gần 2 năm sau khi rời nhiệm sở, cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã qua đời vào ngày 8/7/2022 do bị ám sát tại sự kiện vận động tranh cử ở thành phố Nara, phía Tây Nhật Bản. Là một chính khách lớn và thủ tướng tại vị lâu nhất Nhật Bản, sự kiện ông Abe bị ám sát gây chấn động không chỉ với chính giới mà cả người dân Nhật.

Ở tuổi 67 và không còn giữ vị trí chính thức trong Chính phủ, ông Abe vẫn phủ bóng lên đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền và các di sản của ông tiếp tục định hình Nhật Bản và cả khu vực. Sau cái chết của ông, Chính phủ Nhật đã truy tặng Huân chương Hoa Cúc cho vị cố thủ tướng vì "những thành tựu trong sự nghiệp". Trước ông Abe, chỉ có 3 cựu thủ tướng khác được trao Huân chương này.

6. Lạm phát toàn cầu tăng mạnh và đạt đỉnh

Số liệu của Bloomberg Economics cho thấy lạm phát toàn cầu quý III/2022 là 9,8% và được dự báo 3 tháng cuối năm ở mức 9,5% và năm sau sẽ là 5,3%. Còn theo phân tích của Financial Times, nhiều chỉ số kinh tế cho thấy lạm phát trên toàn cầu đã lên đến đỉnh đểm và tốc độ tăng giá cả hàng hóa sẽ chậm lại trong những tháng tới.

Dù vậy, lạm phát hạ nhiệt không có nghĩa là điều tồi tệ nhất đã qua, nhất là với các nhà hoạch định chính sách. Theo CEO Morgan Stanley James Gorman, các ngân hàng trung ương có thể đạt một số tiến bộ với mục tiêu lạm phát bằng cách tăng lãi suất. Tuy nhiên, việc quay lại mức 2% mà hầu hết đặt ra có thể khó khăn trong một thế giới mà chuỗi cung ứng, nhân khẩu học và những thách thức khác sẽ giữ giá cả ở mức cao hơn.

7. Nữ hoàng Anh băng hà

Nữ hoàng Elizabeth II - vị quân vương trị vì lâu nhất của Vương quốc Anh, đã băng hà vào ngày 8/9/2022 tại Lâu đài Balmoral, sau 70 năm trên ngai vàng, thọ 96 tuổi. Là biểu tượng của sự ổn định trong thời kỳ suy tàn của đế chế Anh và tình trạng hỗn loạn trong chính gia đình bà, Nữ hoàng Elizabeth II là quốc vương duy nhất mà hầu hết người Anh từng biết.

Nữ hoàng Elizabeth II trên ban công Điện Buckingham hồi tháng 6. Ảnh: AFP.

Nữ hoàng Elizabeth II trên ban công Điện Buckingham hồi tháng 6. Ảnh: AFP.

Từ ngày 6/2/1952, Nữ hoàng Elizabeth II trị vì một nước Anh mới được phục hồi sau Thế chiến thứ hai đang bị kiệt quệ tài chính và mất đi đế chế của mình. Trải qua 15 đời thủ tướng, từ Winston Churchill đến Liz Truss, Nữ hoàng Anh đã trở thành biểu tượng không thể thay thế, khi sự hiện diện của bà mang lại sự yên tâm, ngay cả với những người phớt lờ hoặc ghét chế độ quân chủ.

8. Thảm hoạ giẫm đạp ở Itaewon, Hàn Quốc

Chỉ trong tháng 10/2022, liên tiếp các thảm kịch do giẫm đạp xảy ra tại những sự kiện đông người. Trong đó, thảm hoạ ở Itaewon nhận được sự quan tâm hơn cả.

Vào đêm 29/10, hàng chục nghìn người đã chen lấn, giẫm đạp nhau trong lễ hội nhân ngày Halloween tại phố Itaewon, thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Đây là lễ hội lớn đầu tiên kể từ khi nước này nới lỏng các hạn chế của Covid-19. Theo giới chức Hàn Quốc, ít nhất 154 người đã thiệt mạng, trong đó có 25 người ngoại quốc, phần lớn nạn nhân là phụ nữ độ tuổi từ 20 tới 30.

9. Dân số thế giới vượt 8 tỷ người

Năm 1803, dân số thế giới lần đầu đạt 1 tỷ người. Hơn 200 năm sau, dân số thế giới vượt 8 tỷ người vào ngày 15/11/2022.

Song song với nhiều thuận lợi là không ít thách thức mà 8 tỷ người sẽ đối mặt. Lượng người khổng lồ trên Trái Đất sẽ tác động mạnh mẽ tới an ninh thế giới, vấn đề kinh tế, cung cấp lương thực, áp lực lên môi trường cũng như nguy cơ cạn kiệt tài nguyên. Đây đều là những vấn đề đã, đang xảy ra và nó sẽ đặc biệt nghiêm trọng khi quy mô dân số không ngừng tăng.

-4156-1672031413.png

10. Argentina lần thứ ba vô địch World Cup

Sau 120 phút thi đấu, trận chung kết World Cup 2022 giữa Argentina và Pháp khép lại bằng loạt sút luân lưu 11m với chiến thắng "mỉm cười" cùng Argentina, giúp quốc gia Nam Mỹ lần thứ 3 vô địch thế giới. Chức vô địch cũng là món quả trọn vẹn dành cho cá nhân danh thủ Lionel Messi sau những gì anh đã cống hiến cho đội tuyển quốc gia, và đặc biệt là ở kỳ World Cup cuối cùng trong sự nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
10 sự kiện thế giới nổi bật 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO