Vợ chồng nhà “Chè Mỹ”

THANH TÂN| 25/02/2009 05:30

Quán được trình bày khá đơn giản, với hơn chục bộ bàn ghế nhưng lúc nào cũng đông khách. Họ ghé quán không phải vì cái tên Chè Mỹ gợi sự tò mò mà bởi chất lượng chè và thái độ phục vụ hết sức lịch sự của vợ chồng chủ quán. Hai người rất tâm đầu tâm đầu ý hợp trong cách nghĩ, cách làm và cả cách kinh doanh…

Vợ chồng nhà “Chè Mỹ”

Quán được trình bày khá đơn giản, với hơn chục bộ bàn ghế nhưng lúc nào cũng đông khách. Họ ghé quán không phải vì cái tên Chè Mỹ gợi sự tò mò mà bởi chất lượng chè và thái độ phục vụ hết sức lịch sự của vợ chồng chủ quán. Hai người rất tâm đầu tâm đầu ý hợp trong cách nghĩ, cách làm và cả cách kinh doanh…

Chị Thu Vân - chủ quán cho biết, quán mở từ năm 2004. Lúc đầu, một số người thắc mắc Chè Mỹ là sao? Chị Vân giải thích: Chè Mỹ là một cái tên và cũng là nguyên liệu kem nhập từ Mỹ. Chè được làm từ các loại trái cây như: dừa, thốt nốt, nhãn, mít, cùng với rau câu, đậu trắng và kem nhập từ Mỹ. Nhờ vị thơm của kem cộng với các loại trái cây khác nhau mà chè Mỹ có hương vị đặc trưng, không lẫn vào đâu được.

Lúc trước, quán Chè Mỹ của anh chị ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Bình Thạnh), thấy bán được, người ta tìm cách “đuổi khéo” để lấy lại mặt bằng. Sau đó, họ cũng mở quán chè, trang trí quán màu mè nhưng bán lại kém hơn do chè nấu không ngon. Điều đó chứng tỏ hình thức quán chỉ là phụ, chất lượng chè mới là yếu tố quyết định. Tên quán là Chè Mỹ nhưng tại đây cũng có bán nhiều loại chè khác như: Chè Thái, chè đậu xanh thạch, chè thập cẩm sầu riêng, chè thập cẩm, chè hạt sen, chè bơ. Ngoài ra, còn có cocktail, kem ly, thạch dừa, thạch thốt nốt, sâm bổ lượng... Trên tường của quán có ghi tên các loại chè và giá cả rõ ràng: Chè thập cẩm 6.000 đồng/ly, chè Mỹ và chè thập cẩm sầu riêng đồng giá 8.000 đồng/ly, chè Thái 10.000 đồng/ly... Ngày lễ giá cũng bằng ngày thường nên rất đông khách.

Người bán là chị Vân nhưng người nấu chè lại là chồng chị, anh Trương Hữu Lực. Anh chị phân công cho nhau rõ ràng. Anh nấu chè và mua các thứ “nhu yếu phẩm”, còn chị lo bán hàng và quản lý nhân viên. Trước đây anh Lực là tài xế taxi, nấu chè là nghề “truyền thống” của gia đình anh. Khi còn chạy taxi, thấy anh vợ nấu chè Mỹ bán cũng khấm khá, anh bèn học hỏi, tập tành nấu. “Lúc đầu không biết gì phải nhờ ông anh vợ chỉ cho công thức nấu chè trong hai ngày vì quan trọng nhất là công thức” - Anh Lực kể. Tuy nhiên, sau khi mở quán, anh vẫn phải chạy taxi để kiếm thêm. Anh tâm sự: “Lúc mở quán gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vốn, hoàn toàn phải vay mượn nên hai vợ chồng chạy vạy khắp nơi. Rồi mua sắm đồ đạc cũng phải hạn chế, chọn những thứ rẻ tiền... Chưa kể là do thiếu kinh nghiệm, tuyển nhân viên tôi không biết hướng dẫn họ cách làm việc”.

Phải mất đến sáu tháng anh chị mới quen với vai trò “làm chủ”. Thời gian đầu, thu chỉ đủ chi. Rồi khi nguyên liệu (đậu, bột, sữa, đường...) tăng giá quán vẫn giữ nguyên giá bán nên rất khó khăn. Với lại lúc đầu khách còn lạ lẫm với chè Mỹ, hầu hết đều hỏi chè Mỹ là gì... Cũng may, lúc mới mở quán, anh được người anh vợ chỉ bảo tận tình, cung cấp nguyên liệu cho và thậm chí còn cho mượn cả nhân viên nữa. Một năm sau, Chè Mỹ dần đi vào ổn định. Số nhân viên trong quán tăng dần, đến nay đã có 13 nhân viên, tất cả đều mặc đồng phục màu mận chín trông rất bắt mắt và còn có cả dịch vụ giao hàng trực tiếp đến tận nhà mà chỉ thu thêm 1.000 đồng.

Sau 5 năm, Chè Mỹ đã có “thương hiệu”, vợ chồng anh quyết định mở thêm quán Chè Mỹ 2 (ở số 96 Nguyễn Văn Lạc, phường 19, quận Bình Thạnh) vào đầu năm 2009. Hỏi dự định sắp tới, anh Lực bảo chỉ cố gắng đạt mục tiêu duy trì hoạt động của quán, đủ tiền trả lương nhân viên và có dư chút đỉnh là được!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vợ chồng nhà “Chè Mỹ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO