Nhiều quy trình tái chế tại Việt Nam gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường bởi các thiết bị điện tử thường được tháo gỡ và lấy đi những vật liệu có giá trị, còn những vật liệu khác như nhựa thì lại bị vứt đi và thải ra môi trường.
Đọc E-paper
Ngày 10/4 tới, Ngày hội tái chế năm 2016, một hoạt động thường niên do Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM và các sở ngành cùng phối hợp thực hiện sẽ tổ chức tại Cung Văn hóa Lao Động. Với chủ đề Sản xuất và tiêu dùng bền vững, Ngày hội tái chế lần thứ 9 được kỳ vọng sẽ tiếp tục truyền tải thông điệp về thúc đẩy xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống đến mọi người.
Đến với sự kiện, người tham dự chỉ cần mang, các thiết bị điện tử đã qua sử dụng bỏ vào các thùng chứa rác thái điện tử được đặt tại sự kiện, đồng thời, tham dự các hoạt động tương tác khác liên quan như đố vui có thưởng, góc chụp hình độc đáo được làm từ vật liệu tái chế...
Việt Nam tái chế (Vietnam Recycles), một chương trình thu hồi và tái chế miễn phí các sản phẩm điện tử bị lỗi hoặc đã qua sử dụng nhằm đảm bảo quy trình tái chế rác thải điện tử an toàn và thân thiện với môi trường cũng sẽ tham gia vào Ngày hội này. Mục tiêu của chương trình là thu hút sự chú ý của người dân, truyền thông và giúp họ hiểu về cách tái chế an toàn, chuyên nghiệp. Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ trước lượng rác thải điện tử mà người dân mang đến tại sự kiện năm ngoái cũng như sự quan tâm của truyền thông, sự tương tác của người tham dự tại sự kiện.
Từ khởi đầu rất tốt ấy, trong thời gian qua, chúng tôi đã tổ chức 10 điểm thu gom tại Hà Nội và TP.HCM. Tất cả rác thải điện tử này được phân loại, tháo gỡ từng chi tiết và nguyên vật liệu riêng biệt rồi đưa đến các cơ sở xử lý đặc thù phù hợp để đảm bảo quy trình tái chế an toàn và chuyên nghiệp.
Hiện nay, người dân Việt Nam hiểu rất rõ, các sản phẩm điện tử bao gồm nhiều nguyên vật liệu khác nhau có thể tái sử dụng hoặc tái chế. Tuy nhiên, quy trình tái chế tại Việt Nam không chuyên nghiệp, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường.
Các thiết bị điện tử thường được tháo gỡ và lấy đi những vật liệu có giá trị, còn những vật liệu khác như nhựa thì lại bị vứt đi và thải ra môi trường. Cái các bạn cần là một quy trình tái chế đầy đủ, an toàn đối với mọi loại vật liệu.
Tháng 7 tới, Quy định 16 của Thủ tướng Chính phủ về rác thải điện tử sẽ có hiệu lực. Theo đó, các nhà sản xuất điện và điện tử có trách nhiệm thu hồi và xử lý các sản phẩm điện tử mà họ đã bán ra thị trường; hoặc lập ra những địa điểm thu gom mà người tiêu dùng có thể bỏ rác điện tử, nhằm xây dựng môi trường Việt Nam sạch và xanh hơn.
Người dân Việt Nam cũng hiểu quy trình tái chế chuyên nghiệp tốn nhiều chi phí, vì thế, họ chủ động mang các thiết bị điện tử bị hỏng đến chương trình như một cách góp phần bảo vệ sức khỏe của họ, sức khỏe của con cái họ và môi trường thiên nhiên xinh đẹp của Việt Nam.
Ngày càng có nhiều người Việt Nam nhận thức đòi hỏi của quy trình tái chế đúng đắn các sản phẩm điện tử. Đây là điều rất đáng trân trọng. Hy vọng rằng, từng hành động nhỏ của mỗi người dân sẽ tạo nên làn sóng tuyên truyền mạnh hơn để đất nước các bạn sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên rác thải điện tử.
>Biến rác thải thành năng lượng tại Đức
>Tái chế rác thải – nguồn lợi lớn cần được quan tâm