Một nhà hàng ở Thượng Hải vắng khách vào thời điểm đáng lẽ được xem là bận rộn nhất trong năm. |
Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đi cùng với sự mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong mối quan hệ thương mại với Mỹ chính là lý do khiến dịch Corona gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng hơn so với các đợt bùng phát dịch bệnh lớn trước đây.
Năm 2003 – thời điểm dịch SARS bùng phát, GDP của Trung Quốc là 1.600 tỷ USD. Hiện, GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là khoảng 13.000 tỷ USD. Đồng thời, Trung Quốc của những năm trước đây là điểm đến của các công ty đang tăng trưởng của Mỹ. Và giờ, cũng chính các công ty này đang ở trên “tuyến đầu” của đại dịch Corona.
Đầu tuần qua, Chủ tịch Las Vegas Sands - tỷ phú Sheldon Adelson, đã chia sẻ: “Sẽ thật ngu ngốc khi nghĩ rằng chúng ta có thể cắt giảm đủ chi phí để bù đắp cho sự lượng khách sụt giảm đến 80% và vẫn còn đang tiếp tục tăng lên”.
Dưới đây là một vài con số về nền kinh tế Trung Quốc năm 2003 và hiện tại, qua đó lý giải vì sao dịch Corona lại gây ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu nghiêm trọng hơn so với các đại dịch trước đây:
Trung Quốc là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Năm 2003, GDP của Trung Quốc là 1.600 tỷ USD, ngày nay con số này tăng gấp hơn 8 lần, đạt 13.000 tỷ USD. |
Trung Quốc đang xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn bao giờ hết. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của nước này đạt 2.500 tỷ so với 438 tỷ hồi năm 2003. |
Số lượng tỷ phú Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 2003 chưa có người Trung Quốc nào có tên trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes, thì đến năm 2019 họ đã có tới 324 người. Jack Ma – cựu Chủ tịch gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba, là người giàu nhất Trung Quốc với tài sản ròng trị giá 42 tỷ USD. |
Du lịch đã trở thành một chỉ số quan trọng, chứng minh số người giàu ở Trung Quốc đang gia tăng. Ngày càng nhiều người Trung Quốc chọn du lịch nước ngoài cho kỳ nghỉ của họ.
Theo số liệu của Nielsen, năm 2003, số người Trung Quốc du lịch Mỹ là 157.000 người; con số này của năm 2018 tăng chóng mặt, đạt 2,8 triệu người. |
Khách du lịch Trung Quốc chi trung bình 762 USD/người cho việc mua sắm trong chuyến du lịch, gần gấp đôi du khách các nước khác với 486 USD, theo khảo sát năm 2017 của Nielsen.
Năm 2003, số cửa hàng Starbucks ở Trung Quốc chỉ là 152, nhưng sang đến năm 2019, con số này đã vọt lên tới 4.123, gấp hơn 27 lần. Từ khi dịch Corona bùng phát tới nay, Starbucks đã tuyên bố đóng cửa hơn một nửa trong số các cửa hàng tại Trung Quốc đại lục. |
Đây không phải là nhà bán lẻ duy nhất tại Trung Quốc đóng cửa các cửa hàng: H&M đã đóng cửa ít nhất 45 địa điểm và đình chỉ hoạt động kinh doanh đến và đi từ Trung Quốc cho nhân viên của mình. IKEA đóng cửa một nửa trong số 30 cửa hàng tại Trung Quốc đại lục. Các nhà máy Coca-Cola cũng bị ảnh hưởng.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Marriott bên ngoài Mỹ, với 348 khách sạn (năm 2003 con số ngày vỏn vẹn 39). Hồi đầu tuần, Marriott cho biết đã miễn phí hủy phòng khách sạn cho đến ngày 29/2/2020 cho khách đặt phòng tại các khách sạn ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Macau và Đài Loan. Chính sách này cũng được áp dụng cho khách từ Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Macau và Đài Loan đặt phòng của Marriott tại các quốc gia khác trên toàn cầu. |
Năm 2018, doanh thu của Las Vegas Sands tại Trung Quốc lên tới 3,1 tỷ USD. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch Corona, khách đến thăm các cơ sở của Las Vegas Sands ở Macau giảm 80% trong mùa Tết Nguyên đán vừa qua. |
"Đây là tình trạng chưa từng có và rất nghiêm trọng. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là sức khỏe và sự an toàn của nhân viên cũng như các khách hàng của chúng tôi, và chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để hỗ trợ chính phủ cả ở Macau và Trung Quốc", Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Las Vegas Sands nói.