Trung - Mỹ phân tranh, Qualcomm trong thế kẹt

TĂNG KHÁNH| 16/08/2017 05:06

Có thể xem Qualcomm - gã khổng lồ công nghệ mang "quốc tịch" Mỹ - như là điển hình của các công ty công nghệ Mỹ "cõng rắn cắn gà nhà”.

Trung - Mỹ phân tranh, Qualcomm trong thế kẹt

Có thể xem Qualcomm - gã khổng lồ công nghệ mang "quốc tịch" Mỹ - như là điển hình của các công ty công nghệ Mỹ "cõng rắn cắn gà nhà”.

Đọc E-paper

Qualcomm đang rơi vào tình thế khó khăn lại cung cấp tiền, chuyên môn, kỹ thuật cho các kế hoạch bành trướng công nghệ của Bắc Kinh, bất chấp những cấm kỵ được cảnh báo từ Washington.

Trái đắng của Qualcomm

Chính phủ Trung Quốc phát triển máy bay không người lái, trí thông minh nhân tạo, công nghệ di động và siêu máy tính, dưới sự giúp sức của công ty công nghệ khổng lồ Qualcomm. Công ty này còn mạnh tay giúp những cái tên từ Đại lục như Huawei hoàn tất chiến dịch mở rộng ra thị trường thế giới, phát triển thành tập đoàn đa thương hiệu.

Không chỉ Qualcomm, để có được thị trường Trung Quốc, những công ty Mỹ đang bị buộc phải chuyển giao công nghệ, thành lập công ty liên doanh, bán hàng với giá rẻ, và hỗ trợ các công ty trong nước. Advanced Micro Devices và Hewlett Packard Enterprise đang làm việc với Trung Quốc để phát triển chip máy chủ, tạo ra sản phẩm cạnh tranh với chính sản phẩm của họ. Intel cũng hợp tác với Trung Quốc để xây dựng chip di động cao cấp, cạnh tranh với "đồng hương" Qualcomm. Điều gì khiến các công ty công nghệ Mỹ "cõng rắn cắn gà nhà”?

Trung Quốc là thị trường rất quan trọng và là nơi sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Thế nhưng, "một chiếc smartphone đang được tạo nên bởi 250.000 bằng sáng chế. Chính phủ Trung Quốc rất lo lắng về điều này, tất cả những chi phí này có thể hạn chế các công ty Trung Quốc", Dieter Ernst, một thành viên cấp cao của East-West Center - trung tâm nghiên cứu và giáo dục tại Honolulu cho biết. Do đó, Trung Quốc đã có kế hoạch đối phó với công ty đến từ Mỹ. Năm 2013, khi hầu hết số thiết bị không dây trên thế giới đều sử dụng chip hay những sáng chế của Qualcomm, chính quyền Trung Quốc cho rằng Qualcomm đã lợi dụng điều đó để áp giá bán chip, chi phí nhượng quyền đắt đỏ.

The New York Times ghi lại, một cuộc tấn công vào Qualcomm diễn ra vào sáng một ngày cuối tháng 11 năm đó. Các nhà điều tra ập vào văn phòng của Qualcomm tại Bắc Kinh và Thượng Hải, thẩm vấn nhân viên và lấy đi máy tính xách tay, các tập tài liệu. Một tuần sau, NDRC - Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia tuyên bố kiện Qualcomm vi phạm Luật Chống độc quyền. Louie Ming - cựu giám đốc điều hành Qualcomm tại Trung Quốc cho biết: "Qualcomm kiểm soát hầu hết thị trường chip của Trung Quốc và rõ ràng sẽ vướng vào rắc rối về chống độc quyền".

Ngoài việc cam kết hỗ trợ điều tra, năm 2015, gã khổng lồ này còn rất vui lòng đóng gần 1 tỷ USD tiền phạt - khoảng 8% doanh thu hàng năm tại Trung Quốc - để vụ kiện kết thúc, kèm theo đó là thỏa thuận giảm giá bán sản phẩm, chuyển giao nhiều sản phẩm chip cao cấp cho các đối tác Trung Quốc và cam kết nâng cao năng lực công nghệ cho nước này. Sau đó, công ty này đi vào con đường kinh doanh với Chính phủ Trung Quốc. Sự nhượng bộ của Qualcomm là dễ hiểu khi doanh số của gã khổng lồ này tại Trung Quốc đã lên tới hàng chục tỷ USD.

Qualcomm đứng sau một đội kỹ sư đang phát triển các vi mạch cao cấp để cạnh tranh với Intel. Con chip này cung cấp năng lượng cho đám mây và dữ liệu khổng lồ, tăng cường khả năng tính toán của Trung Quốc. Không còn muốn dựa vào việc mua chip cho di động, xe hơi, máy tính, Trung Quốc ngày nay muốn tạo ra những thứ đó. Chính phủ cung cấp đất đai, tài chính cho startup mang tên Huaxintong Semiconductor thành lập với sự bảo trợ của Qualcomm. Công ty này được Qualcomm cung cấp công nghệ và tài trợ 140 triệu USD ban đầu.

Đây là bước đi quan trọng trong kế hoạch đầy tham vọng của Bắc Kinh nhằm đảm bảo rằng các công ty, quân đội và chính phủ Trung Quốc thống trị các lĩnh vực công nghệ cốt lõi như trí tuệ nhân tạo, chất bán dẫn. Qualcomm cũng giúp Chính phủ Trung Quốc phát triển siêu máy tính, một công nghệ mà Washington đã phản đối các công ty Mỹ hỗ trợ nước ngoài thực hiện. Để giúp nhà máy chip Trung Quốc tăng sức cạnh tranh, Qualcomm cam kết đưa dây chuyền sản xuất các sản phẩm cao cấp - vốn đang được làm ở Đài Loan, Hàn Quốc về lại Trung Quốc.

Khi Washington nổi giận

Vào giữa những năm 90 khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu bùng nổ, Tổng thống Bill Clinton đã gây áp lực lên các nhà lãnh đạo Bắc Kinh mở cửa cho công ty công nghệ Mỹ. Các thành viên nội các Clinton đã được phái tới Bắc Kinh để thúc đẩy một công ty phát triển tại đây. Công ty đó chính là Qualcomm. Đây là chiến lược mở rộng kinh doanh đến thị trường quan trọng hàng đầu thế giới của Mỹ. Khi đưa ra kế sách đó, Tổng thống thứ 42 của Mỹ không nghĩ rằng có một ngày Mỹ lại trở nên khiếp sợ trước sự phát triển của Bắc Kinh như hiện nay. 

"Những thỏa thuận nhún nhường, ký kết hợp tác khiến Washington lo lắng, các cơ quan phòng thủ, tình báo và các cơ quan khác đều lo sợ Trung Quốc sẽ có đủ khả năng sản xuất chip tiên tiến", James Lewis - một nhà phân tích tại Center for Strategic and International Studies thừa nhận. Ông Trump đang chuẩn bị một cuộc điều tra rộng rãi về những khả năng Mỹ bị vi phạm về sở hữu trí tuệ, New York Times cho biết.

Chính phủ Mỹ đang xem xét để hạn chế khả năng Trung Quốc có được công nghệ tiên tiến thông qua những biện pháp cứng rắn hơn, nhằm ngăn chặn người Trung Quốc mua tài sản của Mỹ cũng như hạn chế chuyển giao công nghệ. Trong trường hợp này, lợi ích kinh tế của Mỹ phù hợp với nhu cầu an ninh quốc gia. Bởi khi hợp tác sâu với Trung Quốc, các công ty Mỹ có thể gieo mầm mống cho việc phá hủy chính mình, tiết lộ những thông tin công nghệ quan trọng trong chương trình quân sự, không gian và quốc phòng.

Dựa trên cơ sở an ninh quốc gia, một tổ chức xưa nay ít người biết đến là Ủy Ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ (Cfius) sẽ tiến hành ngăn chặn một số  giao dịch nước ngoài, định hình lại cách mà các công ty công nghệ Mỹ thu hút tiền từ các nhà đầu tư Trung Quốc. Trong hai năm qua, Cfius đã từ chối một số lượng lớn các đơn đặt hàng của Trung Quốc về các chất bán dẫn, dẫn đến những khiếu kiện từ Bắc Kinh rằng Mỹ đã chính trị hóa các hoạt động thương mại một cách không cần thiết. Dĩ nhiên, hành động của Cfius sẽ ảnh hưởng đến những hãng công nghệ như Qualcomm.

>>Intel thất thế trước Samsung?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung - Mỹ phân tranh, Qualcomm trong thế kẹt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO