![]() |
Các chính sách nông nghiệp - nông thôn có khoảng cách giữa văn bản và thực tế, chưa thực sự đi vào cuộc sống, nhưng ít thấy ai đặt câu hỏi và giải đáp vì sao lại xảy ra tình trạng này.
![]() |
Dù tạo ra chưa đầy 20% GDP nhưng người dân sống bằng nghề nông chiếm 70% dân số cả nước và 57% lực lượng lao động xã hội làm việc trong ngành nông nghiệp, lại là bộ phận đảm bảo trọng trách cái ăn của toàn xã hội. GDP thấp nên về cơ bản nông dân cũng chỉ được hưởng lợi trong khuôn khổ con số khiêm tốn đó nên chênh lệch thu nhập giữa nông dân và thị dân ngày càng cao. Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, hội nhập kinh tế thế giới, nông dân là tầng lớp dễ bị tổn thương nhất.
Họ hầu như đứng bên lề của quá trình đó nên ít được hưởng lợi. Nông dân bị mất đất do phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị mà lại trầy trật mới kiếm được kế sinh nhai mới. Môi trường tự nhiên và nhân văn ở nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng, các giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống bị mai một, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.
![]() |
Dù tạo ra chưa đầy 20% GDP nhưng người dân sống bằng nghề nông chiếm 70% dân số cả nước và 57% lực lượng lao động xã hội làm việc trong ngành nông nghiệp, lại là bộ phận đảm bảo trọng trách cái ăn của toàn xã hội. |
Thế nhưng, còn một thực trạng nữa chưa, hay ít được bàn tới là “thực trạng chính sách phát triển nông thôn với những vấn đề nảy sinh cũng rất bức xúc cần được giải quyết”. Bởi vì đó là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất, nếu không nói là chủ yếu, gây ra tình trạng và các vấn đề nói trên trong nông nghiệp - nông thôn.
Cần thiết phải luật hoá quy trình ban hành chính sách, trước tiên là quy trình hoạch định chính sách phát triển nông thôn bền vững |
Các chính sách nông nghiệp - nông thôn có khoảng cách giữa văn bản và thực tế, chưa thực sự đi vào cuộc sống, nhưng ít thấy ai đặt câu hỏi và giải đáp vì sao lại xảy ra tình trạng này. Vậy thực trạng với những vấn đề nảy sinh trong chính sách nông nghiệp, nông thôn hiện nay là gì? Trả lời câu hỏi này sẽ lý giải vì sao có khoảng cách lớn giữa văn bản và thực thi chính sách trong nông nghiệp và nông thôn.
Mặc dù trong thời gian qua, rất nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ về nông nghiệp, nông thôn, nông dân được thực hiện, nghiệm thu với kinh phí hàng trăm tỉ đồng, nhưng dường như quá trình ban hành chính sách của bộ máy công quyền và quá trình nghiên cứu khoa học của giới học thuật là “hai đường thẳng song song”.
Việc nghiên cứu khoa học về kinh tế - xã hội nông thôn, về nông nghiệp - nông dân chưa được coi là một khâu bắt buộc trong quá trình ban hành chính sách. Chỉ đến khi những vấn đề nông dân - nông nghiệp - nông thôn nảy sinh, các phương tiện thông tin đại chúng lên tiếng, các nhà hoạch định chính sách mới vào cuộc và ban hành các chính sách mang nặng tính chất xử lý tình huống và bị động. Nhiều dự báo khoa học đã được công bố trước đây 5 - 7 năm, nay do thực tiễn nóng bỏng, các nhà hoạch định chính sách mới ngộ ra, nhưng lại tưởng chính mình là người đầu tiên “tìm ra châu Mỹ”.
Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, hội nhập kinh tế thế giới, nông dân là tầng lớp dễ bị tổn thương nhất. Họ hầu như đứng bên lề của quá trình đó nên ít được hưởng lợi. Nông dân bị mất đất do phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị mà lại trầy trật mới kiếm được kế sinh nhai mới. Môi trường tự nhiên và nhân văn ở nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng, các giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống bị mai một, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. |
Các nhà hoạch định chính sách cũng ít khi hỏi ý kiến người dân và DN, những người chịu tác động trực tiếp của các chính sách này, và không tính toán khả năng thực thi chính sách của bộ máy công quyền. Điển hình là chính sách cấm xe ba - bốn bánh tự chế và xe công nông. Mục đích của việc cấm loại xe này hoạt động là để bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tất cả các phương tiện vận tải đều phải tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà nước ban hành về an toàn giao thông và môi trường mới được hoạt động, chứ đâu phải chỉ có xe ba-bốn bánh tự chế và xe công nông! Biết bao tốn kém tiền bạc, thời gian của nhà nước và người dân, biết bao xáo trộn xã hội do chính sách này gây ra. Bộ máy công quyền các cấp và người dân lúng túng khi thực thi chính sách này. Cần phải lấy ý kiến của người dân và tổ chức chịu tác động trực tiếp của chính sách, coi đó là một khâu bắt buộc trong quy trình hoạch định chính sách.
Giải quyết vấn đề nông dân - nông nghiệp - nông thôn chính là nâng cao chất lượng sống cả vật chất và tinh thần của nông dân và dân cư nông thôn nói chung. Nội dung của phát triển nông thôn bao gồm bốn quá trình: (1) công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (2) đô thị hóa; (3) kiểm soát dân số; (4) bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn, theo những tiêu chuẩn của nền văn minh nhân loại và truyền thống văn hóa VN.
Thực hiện quá trình này, tỉ lệ dân số và sức lao động nông nghiệp trong tổng dân số và lực lượng xã hội phải giảm tương ứng với tỉ lệ GDP nông nghiệp trong GDP của nền kinh tế. Do đó, phát triển nông thôn bền vững đã bao hàm việc phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân.
Sự thành bại của quá trình phát triển nông thôn với bốn nội dung nêu trên quyết định sự thành bại của công cuộc chấn hưng đất nước, chuyển từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành nước công nghiệp hiện đại, văn minh. Cần thiết phải luật hoá quy trình ban hành chính sách, trước tiên là quy trình hoạch định chính sách phát triển nông thôn bền vững.