2021 - năm bội thu cho hoạt động M&A ngành xa xỉ phẩm

Ngọc Thoại| 05/01/2021 01:00

Cuộc khủng hoảng Covid-19 dẫn đến các thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập) trong ngành xa xỉ phẩm, với trọng tâm là các thương hiệu có khả năng tiếp cận được người tiêu dùng trẻ tuổi.

2021 - năm bội thu cho hoạt động M&A ngành xa xỉ phẩm

Các nhà phân tích trong lĩnh vực xa xỉ phẩm nhận xét rằng sau nhiều tháng yên ắng và đình trệ các thương vụ, năm 2020 khép lại trong một loạt các hoạt động M&A, thiết lập nền tảng cho việc gia tăng tốc độ các thương vụ này vào năm 2021, theo tạp chí VogueFrancesca Di Pasquantonio, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu cổ phiếu các nhóm hàng xa xỉ phẩm tại Deutsche Bank, cho biết: “Đại dịch Covid-19 đã gây thêm áp lực từ nhu cầu đối với một số lượng rất lớn các thương hiệu đang giành phần chiến thắng”. “Điều này tạo ra các điều kiện thuận lợi để bán, hợp nhất hoặc hợp lực với các công ty hay nhà đầu tư khác để có thể mở rộng quy mô, thúc đẩy việc tận dụng năng lực chuyên môn hoặc tài năng từ các tổ chức có liên quan”.

Thỏa thuận chấn động nhất năm 2020 diễn ra vào tháng 10, khi tập đoàn LVMH chi 15,8 tỷ USD mua lại công ty trang sức Tiffany của Mỹ - thương vụ lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực xa xỉ phẩm (dù giá trị có giảm nhẹ so với giá trị đề ra ban đầu). Tiếp đó, vào tháng 11, VF Corporation, chủ sở hữu của Timberland,Vans và The North Face, đã mua lại thương hiệu thời trang dạo phố Supreme với giá 2,1 tỷ USD. Đầu tháng 12, Moncler mua lại thương hiệu thời trang nam Stone Island với giá 1,4 tỷ USD.

Giới chuyên môn kỳ vọng sẽ có nhiều thương vụ như vậy hơn vào năm 2021, tạo lợi thế cho các công ty có tình hình tài chính mạnh đang tìm các địa chỉ để đầu tư. Khi các chương trình hỗ trợ của chính phủ hạn chế hậu đại dịch, các thương hiệu yếu hơn có sức hấp dẫn với người tiêu dùng phải chịu áp lực phải bán mình. Trong khi đó, vốn đầu tư từ các quỹ tư nhân vẫn rất dồi dào - và ngành hàng thời trang - xa xỉ phẩm vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn. Tháng 11 năm ngoái, báo cáo của Bloomberg chỉ ra, các công ty cổ phần tư nhân có 1,6 nghìn tỷ USD để chi tiêu. Một cuộc khảo sát của Deloitte vào năm 2019 đối với 60 công ty hàng đầu đã xác nhận sức hút lâu dài của ngành hàng thời trang - mỹ phẩm. Bất chấp sự suy thoái của đại dịch, sức hấp dẫn cơ bản từ các thương hiệu cao cấp vẫn còn nguyên giá trị.

m-a-voguebus-full-credit-20-st-3323-2292

Công ty trang sức danh tiếng Tiffany hiện tại thuộc sở hữu của tập đoàn LVMH

Tommaso Nastasi, đối tác tại Deloitte Italy, chuyên theo dõi các giao dịch ở mảng hàng xa xỉ, chỉ ra ba xu hướng lớn cho M&A vào năm 2021: các tập đoàn tìm kiếm cơ hội hợp nhất, các thương hiệu cao cấp đẩy mạnh hội nhập theo chiều dọc bằng cách đầu tư vào các bộ phận đang gặp khó khăn trong chuỗi cung ứng và dồn trọng tâm đầu tư vào chuyên môn kỹ thuật số ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Di Pasquantonio của Deutsche Bank cho biết: hợp nhất là xu hướng dài hạn trong lĩnh vực hàng xa xỉ. “Các xu hướng trên bảng cân đối và việc tạo ra dòng tiền tự do được thúc đẩy bởi các mô hình kinh doanh, thường làm cho các công ty bán hàng xa xỉ có mức lợi nhuận rất cao, giúp họ có tiền mặt để xây dựng mức tăng trưởng bên ngoài - thông qua hoạt đông M&A và cả tăng trưởng hữu cơ bên trong - tăng quy mô doanh nghiệp.”

Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đều đóng vai trò quan trọng. LVMH đang tìm kiếm sự tăng trưởng trong dài hạn từ việc mua lại Tiffany, tìm cách tái lập lại mô hình phát triển của thương hiệu trang sức Bulgari trong 10 năm qua. Thực tế cho thấy, LVMH đã tăng gấp đôi doanh thu kể từ khi mua lại công ty Ý vào năm 2011.

Các thương vụ mua lại khác hướng đến các thương hiệu đang tăng trưởng nóng và mang lại lợi nhuận nhanh chóng. Paola Carboni, nhà phân tích của ngân hàng Ý Equita cho biết: “Trọng tâm chính của M&A lúc này là tập trung vào các thương hiệu tiếp cận nhiều nhất với thế hệ trẻ”. Carboni trích dẫn việc mua Stone Island, Supreme và thương hiệu thời trang dạo phố của Ý GCDS. “Hướng tới các thế hệ trẻ có thể là cơ hội để tạo ra thêm giá trị. Dĩ nhiên, rất khó để đạt được nhiều mục tiêu cùng một lúc ”.

Trong thế giới của các thương hiệu nổi tiếng, các công ty đang tìm cách nâng cao chuyên môn, đa dạng hóa các dịch vụ và củng cố chuỗi cung ứng. Giám đốc tài chính LVMH Jean-Jacques Guiony nhấn mạnh với các nhà phân tích sức hấp dẫn của chuỗi cung ứng mặt hàng kim cương tích hợp theo chiều dọc của Tiffany.

Nastasi cho biết các quỹ đầu tư tư nhân từ Trung Đông và Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến các thương hiệu nhỏ hơn, mới hơn - “các thương hiệu thời trang đương đại với giá trị tốt và sản phẩm tốt”. Những thương hiệu gây được tiếng vang với thế hệ trẻ đặc biệt được đánh giá cao.

Một số công ty hàng đầu của Trung Quốc vẫn có thể có tham vọng lớn hơn: Alibaba và Richemont công bố kế hoạch cùng đầu tư 300 triệu USD vào công ty mẹ Farfetch và 250 triệu USD vào Farfetch Trung Quốc “để cung cấp cho các thương hiệu cao cấp khả năng tiếp cận tốt hơn vào thị trường Trung Quốc, đẩy nhanh quá trình số hóa ngành công nghiệp xa xỉ toàn cầu”. Alibaba cũng đã nắm 6,1% cổ phần trong nhà bán lẻ du lịch hàng đầu Dufry vào tháng 10/2020.

Đầu tư cũng có thể được rót vào thị trường trung cấp. Bằng chứng là ông trùm mảng hàng đường phố Anh - Mike Ashley - đã tăng cổ phần của Tập đoàn Frasers trong Mulberry, kết hợp với việc mở rộng cửa hàng bán lẻ đa thương hiệu sang trọng Flannels. Hàng loạt cửa hàng có thể đóng cửa nhưng các thương hiệu xa xỉ có số má và truyền thống lâu đời có xu hướng tìm đường đi dưới quyền sở hữu mới. Một trong những mất mát lớn nhất của ngành hàng xa xỉ của năm 2020 - nhà bán lẻ Hoa Kỳ Barneys - đang có kế hoạch mở một đơn vị vào năm 2021 nằm trong khu mua sắm hàng đầu của Saks Fifth Avenue ở New York, đã sụp đổ và được Authentic Brands Group mua lại.

Nastasi ghi nhận xu hướng mạnh mẽ của các thương hiệu xa xỉ là chuyển hướng từ tập trung vào sản phẩm, đầu tư mọi thứ từ công nghệ đến trải nghiệm xa xỉ với mục tiêu "lấy khách hàng làm trung tâm hơn, đồng thời tận dụng các yếu tố hỗ trợ kỹ thuật số”. Đây rõ ràng là thay đổi lớn đối với ngành hàng này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
2021 - năm bội thu cho hoạt động M&A ngành xa xỉ phẩm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO