Vĩnh biệt 'người bạn lớn' Shinzo Abe

Bảo Quân| 08/07/2022 09:00

Giữ kỷ lục "Thủ tướng tại vị lâu nhất Nhật Bản", cố Thủ tướng Shinzo Abe có tình cảm đặc biệt với Việt Nam và từng đến thăm Việt Nam tổng cộng 4 lần.

Gần 2 năm sau khi rời nhiệm sở, vị lãnh đạo 67 tuổi đã qua đời do bị ám sát tại sự kiện vận động tranh cử ở thành phố Nara, phía Tây Nhật Bản vào ngày 8/7/2022. Kyodo News dẫn nguồn tin từ Văn phòng Nội các Nhật Bản xác nhận thông tin cựu Thủ tướng Abe Shinzo đã không qua khỏi vì vết thương quá nặng.

Cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Trao đổi với báo giới, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng chia sẻ ông rất sốc và đau buồn về việc ông Abe qua đời. Đại sứ nhấn mạnh ông Shinzo Abe là "người bạn lớn của Việt Nam". Theo ông Hưng, ông Abe là một chính khách lớn và là thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản - bằng chứng cho thấy sự ủng hộ của dân chúng cũng như chính giới Nhật Bản.

Trên trường quốc tế, cố Thủ tướng Nhật có quan điểm cứng rắn với Triều Tiên và đóng vai trò trung gian giải quyết căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Thời làm thủ tướng, ông Abe duy trì mối quan hệ cá nhân thân thiết với Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời cố gắng hàn gắn quan hệ với Nga và Trung Quốc.

Theo Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, từ nhiệm kỳ đầu tiên ông Abe làm Thủ tướng vào năm 2006, Việt Nam và Nhật Bản đã khởi sự xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với việc nhất trí đưa ra Tuyên bố chung Hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Đến tháng 3/2014, một năm sau khi ông Abe tái đắc cử thủ tướng, Việt Nam và Nhật Bản thiết lập khuôn khổ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản. Theo ông Hưng, ông Abe có quan hệ tốt và rất đặc biệt với tất cả lãnh đạo Việt Nam từ 2006, nhất là từ 2012 đến nay. Đó là nền tảng vững chắc cho quan hệ hiện nay của hai nước. Dưới đây là những hình ảnh đáng nhớ trong 4 chuyến viếng thăm của "người bạn lớn của Việt Nam".

Thủ tướng Abe Shinzo (đứng giữa hàng trước) cười rất tươi khi mặc áo dài chuẩn bị chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2006 ở Hà Nội. Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Abe Shinzo (đứng giữa hàng trước) cười rất tươi khi mặc áo dài chuẩn bị chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2006 ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Năm 2006, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo  đã sang thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 được tổ chức tại Hà Nội.

Tháng 1/2013, nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và phu nhân đến thăm chính thức Việt Nam trong 2 ngày 16-17.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm Việt Nam của ông Abe tháng 1/2013 (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm Việt Nam của ông Abe tháng 1/2013. Ảnh: Đức Tám/TTXVN

Tháng 1/2017, nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và phu nhân đã thăm chính thức Việt Nam. Cũng năm 2017, Thủ tướng Abe Shinzo đã đến Việt Nam lần thứ 2 trong năm để tham dự Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng vào tháng 11.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Abe Shinzo dạo phố cổ Hội An tối 11-11-2017 trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 tổ chức tại Đà Nẵng. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe dạo phố cổ Hội An tối 11/11/2017 trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 tổ chức tại Đà Nẵng. Ảnh: TTXVN

Việc Việt Nam vinh dự tham gia vào các cơ chế quan trọng của G20, G7 ở Nhật cũng có "bàn tay sắp đặt" của Thủ tướng Abe. Ví dụ, năm 2016, Thủ tướng Abe mời Việt Nam tham dự Hội nghị G7 mở rộng ở Nagoya. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 42 năm của G7, Việt Nam được mời tham dự G7 mở rộng. Đó là sự công nhận đối với "vị thế nâng cao của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế", theo chia sẻ của Thủ tướng Abe.

Thủ tướng Abe Shinzo (trái) và phu nhân cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân trong lễ đón tại Phủ Chủ tịch ngày 16/1/2017 trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Abe Shinzo từ 16-17/1. Ảnh: AFP.

Thủ tướng Shinzo Aba và phu nhân cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân trong lễ đón tại Phủ Chủ tịch ngày 16/1/2017 trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Shinzo Abe từ 16-17/1. Ảnh: AFP.

Có thể nói, Nhật Bản và cá nhân Thủ tướng Shinzo Abe đã đóng vai trò quan trọng cho quá trình xây dựng và phát triển của Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2020.  Trên trường quốc tế, Việt Nam và Nhật Bản cũng phối hợp chặt chẽ trong chương trình nghị sự ở Liên Hiệp Quốc, ASEAN, hợp tác sông Mekong…

Ông Abe Shinzo lần đầu trở thành Thủ tướng Nhật Bản vào năm 2006 ở tuổi 52, là người trẻ nhất từng đảm nhiệm công việc này ở Nhật. Tuy nhiên, ông từ chức chỉ 1 năm sau đó vì được chẩn đoán viêm loét đại tràng. Tại thời điểm nhậm chức, ông được coi là biểu tượng của tuổi trẻ và sự thay đổi.

Tháng 8/2020, khi ông Abe Shinzo tuyên bố từ chức Thủ tướng Nhật, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh ông được người nhân Nhật tín nhiệm nhiều năm ở vị trí Thủ tướng và là nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nước Nhật Bản và thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ở khu vực và thế giới.

"Việt Nam đánh giá cao những đóng góp quan trọng của Ngài Thủ tướng Abe Shinzo đối với sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng, hợp tác và phát triển ở khu vực và quốc tế".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vĩnh biệt 'người bạn lớn' Shinzo Abe
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO